Số gene không quyết định mức độ tiến hóa của con người

Khoảng một nửa thế kỷ trước, các nhà khoa học ước tính số gen của con người lên đến hàng triệu. Nhưng những nghiên cứu hiện đại đã giảm con số này xuống đến khoảng 20.000.

Chúng ta luôn nghĩ rằng con người nằm ở đỉnh cao nhất trong nấc thang tiến hóa của các loài sinh vật trên Trái Đất. Sự sống đã phát triển trải qua ba tỷ năm từ các loài sinh vật đơn bào đơn giản trở thành sinh vật đa bào và cuối cùng là những động vật đa dạng như hiện nay.

Ngoài sự phát triển phức tạp của hệ sinh thái, lịch sử cũng đã ghi nhận những sự phát triển vượt bậc của trí thông minh, sự phức tạp hóa của xã hội và các sáng chế về công nghệ.

Nhiều người cho rằng sự phát triển của sự sống từ đơn giản đến phức tạp được phản ánh qua việc gia tăng số lượng gene. Chúng ta luôn thích thú với suy nghĩ dẫn đầu Trái Đất với trí thông minh tuyệt đỉnh. Bên cạnh đó chúng ta cũng kỳ vọng rằng con người là những sinh vật phức tạp nhất và vì thế cũng phải có bộ gene nhiều nhất.

Số gene không quyết định mức độ tiến hóa của con người
Thật kinh ngạc khi biết rằng con người chỉ cần 3000 gen để có một cơ thể khỏe mạnh. (Nguồn ảnh: medicinewatch.org).

Tuy nhiên, khoảng một nửa thế kỷ trước, các nhà khoa học ước tính số gene của con người lên đến hàng triệu. Nhưng những nghiên cứu hiện đại đã giảm con số này xuống đến khoảng 20.000. Bây giờ chúng ta đã biết được một sự thật đau lòng rằng ngay cả giống chuối đã có tổng cộng gần 30.000 gene, nhiều hơn chúng ta 50%.

Chính vì thế, các nhà nghiên cứu đã đưa ra kết luận rằng, số lượng gene không phản ánh mức độ tiến hóa của sinh vật mà yếu tố quyết định nằm ở mức độ phức tạp của gene mà những sinh vật này sở hữu.

Thông thường, người ta nói đến gene hàm ý là gene cấu trúc. Gen cấu trúc là đoạn DNA mang thông tin cần thiết mã hóa một chuỗi polypeptide. Trong đó, các polypeptide là thành phần cấu trúc tạo nên các protein. Đây là nhóm phân tử đóng vai trò quan trọng (nhưng không phải là hoàn toàn) quy định kiểu hình của sinh vật.

Một gene điển hình có khoảng 1.000 polypeptide. Một thách thức khi đếm số gene ở những sinh vật nhân chuẩn là chúng phân bố không thẳng hàng và khá phức tạp. Cấu trúc di truyền của chúng ta bao gồm 3 tỷ polypeptide sắp xếp lộn xộn với nhau. Trong nhiều loài, có tới gần 50% số gen là không hoạt động hoặc không mang bất kì chức năng nào cả. Chính vì thế rất khó để đếm được chính xác số gen cần thiết để tạo nên cơ thể người.

Số gen mà chúng ta cần để có một cuộc sống bình thường và hoàn toàn khỏe mạnh thậm chí còn thấp hơn con số 20.000.

Số gene không quyết định mức độ tiến hóa của con người
Con người chỉ cần khoảng 3.000 gene để thật sự tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh và khỏe mạnh.

Tất cả các gene của chúng ta có hai bản sao - một từ bố và một từ mẹ. Thông thường, một bản sao có thể bù đắp cho bản sao kia nếu nó không hoạt động. Và rất khó để tìm ra những người có cả hai bản sao cùng đồng thời bất hoạt bởi vì gene bất hoạt rất hiếm tồn tại trong tự nhiên.

Một nghiên cứu gần đây đã loại ra thêm ít nhất là 700 gene trong bộ gene người vì chúng không mang bất kì một chức năng cụ thể nào. Các phép tính ngoại suy ước đoán rằng con người chỉ cần khoảng 3.000 gene để thật sự tạo ra một cơ thể hoàn chỉnh và khỏe mạnh. Con số này xấp xỉ với số lượng gen trong một con virus có kích thước lớn.

Điển hình như Pandoravirus được các nhà khoa học khám phá ra trong một mẫu băng Siberia 30.000 năm tuổi vào năm 2014. Đây được xem là chủng loài virus lớn nhất từng được biết cho đến nay và có khoảng 2.500 gene.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Phát hiện hợp chất trong rau và thuốc hóa trị có tác dụng làm chậm lão hóa

Phát hiện hợp chất trong rau và thuốc hóa trị có tác dụng làm chậm lão hóa

Chúng ta đã tìm ra nguyên nhân khiến cho các tế bào già đi. Những thứ như tổn thương DNA, sự rút ngắn nhiễm sắc thể và thiếu khả năng tăng sinh có thể làm cho các tế bào đóng cửa.

Đăng ngày: 21/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News