Số người chết trong động đất Morocco lên hơn 2.000

Số người chết trong thảm họa động đất ở Morocco đã tăng lên hơn 2.000, khi lực lượng cứu hộ chạy đua tìm kiếm người sống sót.

Bộ Nội vụ Morocco đêm 9/9 cho biết trận động đất đã giết ít nhất 2.012 người, phần lớn ở tỉnh tâm chấn Al-Haouz và tỉnh Taroudant. Hơn 2.000 người bị thương, trong đó 1.404 người trong tình trạng nguy kịch.

Cơ quan Khảo sát Địa chất Mỹ (USGS) cho biết trận động đất 6,8 độ đêm 8/9 có tâm chấn ở độ sâu 18,5km tại khu vực miền núi cách thành phố du lịch Marrakesh 72km về phía tây nam. Với những chấn động mạnh cũng được cảm nhận ở các thành phố ven biển Rabat, Casablanca và Essaouira, động đất đã gây thiệt hại trên diện rộng và khiến người dân cũng như du khách hoảng sợ tìm nơi ẩn náu lúc nửa đêm.

Đại tá Hicham Choukri thuộc lực lượng phòng vệ dân sự, người chỉ đạo hoạt động cứu trợ, nói rằng tâm chấn và cường độ của trận động đất đã gây ra "tình huống khẩn cấp đặc biệt". USGS xác định những trận động đất có tâm chấn ở độ sâu dưới 70 km là "tâm chấn nông" và chúng thường gây thiệt hại nặng nề hơn so với "tâm chấn sâu", do chấn động lan tỏa hàng trăm km với lực dữ dội.

Sau cuộc họp do Quốc vương Mohammed VI chủ trì, cung điện công bố ba ngày quốc tang, treo cờ rủ trên tất cả tòa nhà công cộng.


Binh lính và dân thường tìm kiếm người sống sót sau trận động đất trong đống đổ nát ở tỉnh Taroudant ngày 9/9. (Video: AFP).

Tại ngôi làng miền núi Tafeghaghte gần tâm chấn, hầu như không tòa nhà nào còn đứng vững. Những viên gạch đất sét truyền thống được người dân trong vùng sử dụng để xây nhà không thể chống chọi trận động đất hiếm gặp này.

Gần như tất cả ngôi nhà ở khu vực Asni, cách Marrakech khoảng 40km về phía nam, đều bị hư hại. Làng Tansghart, bên sườn thung lũng nơi con đường từ Marrakech đi lên dãy High Atlas, là nơi bị ảnh hưởng nặng nề nhất theo ghi nhận của Reuters. Những ngôi nhà bám vào sườn đồi dốc bị nứt toác. Những căn còn trụ lại bị mất đi mảng tường hoặc thạch cao. Hai ngọn tháp của giáo đường Hồi giáo đã sụp đổ.

Đây là trận động đất mạnh nhất từ trước đến nay tấn công vương quốc Bắc Phi. Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) cho biết hơn 300.000 người bị ảnh hưởng ở Marrakech và các khu vực lân cận. Một chuyên gia mô tả đây là trận động đất "lớn nhất hơn 120 năm" qua ở khu vực.

"Ở những nơi hiếm khi xảy ra động đất có sức hủy diệt, các tòa nhà được xây dựng không đủ chắc chắn. Rất nhiều tòa nhà bị sập, dẫn đến thương vong cao", Bill McGuire, giáo sư danh dự tại Đại học London của Anh, cho biết.


Lực lượng vũ trang Hoàng gia Morocco di chuyển một thi thể khỏi ngôi nhà bị phá hủy trong động đất ở ngôi làng miền núi Tafeghaghte, tây nam thành phố Marrakesh ngày 9/9. (Ảnh: AFP).

Hàng trăm người đổ về quảng trường Jemaa el-Fna ở Marrakesh để qua đêm vì lo ngại dư chấn, một số người đắp chăn trong khi số khác ngủ dưới đất. Houda Outassaf, một người dân địa phương, cho biết cô "vẫn còn sốc" sau khi cảm thấy mặt đất rung chuyển dưới chân mình.

"Ít nhất 10 người trong gia đình tôi đã chết. Tôi khó có thể tin được vì vẫn ở bên họ chưa đầy hai ngày trước", cô nói.

Trung tâm truyền máu khu vực ở Marrakesh kêu gọi người dân hiến máu cho người bị thương. Hội Chữ thập Đỏ cho biết đang huy động các nguồn lực để hỗ trợ tổ chức Trăng lưỡi liềm Đỏ Morocco, nhưng giám đốc khu vực Trung Đông và Bắc Phi, Hossam Elsharkawi, cảnh báo "công tác phản ứng có thể kéo dài nhiều tháng, thậm chí nhiều năm".

Tối 9/9, Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco cho biết chưa ghi nhận thông tin về thương vong của người Việt trong thảm kịch.

Năm 2004, ít nhất 628 người thiệt mạng và 926 người bị thương khi động đất tấn công tỉnh Al Hoceima ở đông bắc Morocco. Năm 1960, trận động đất 6,7 độ ở thành phố Agadir đã giết chết hơn 12.000 người.


Vị trí tâm chấn trận động đất ở Morocco. (Đồ họa: BBC).

Công dân Việt Nam cần giúp đỡ có thể liên hệ với Đại sứ quán Việt Nam tại Morocco theo số điện thoại +212 7 61 86 87 29 và +212 6 18 53 65 52 hoặc Tổng đài Bảo hộ công dân của Cục Lãnh sự, Bộ Ngoại giao tại số điện thoại +84 981 84 84 84.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 09/05/2025
6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông

Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Đăng ngày: 08/05/2025
Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?

Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Hòn đảo mưa quanh năm suốt tháng, cây cổ thụ nghìn năm tuổi mọc san sát như thế giới thần tiên

Yakushima là một đảo tại Nhật Bản với khí hậu rất ẩm ướt, giúp duy trì một vùng rừng mục cổ đầy sinh vật và thực vật, đặc biệt là cây mục.

Đăng ngày: 03/05/2025
Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?

Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

Đăng ngày: 30/04/2025
Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

Sự khác nhau giữa El Nino, La Nina và ENSO

El Nino, La Nina và ENSO đều là những hiện tượng thời tiết cực đoan nguy hiểm.

Đăng ngày: 29/04/2025
7 điều ít biết về cầu vồng

7 điều ít biết về cầu vồng

Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Đăng ngày: 29/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News