Số phận những người con của nữ hoàng Cleopatra

Sau khi nữ hoàng Ai Cập Cleopatra tự vẫn, những người con của bà phải rời bỏ cuộc sống giàu sang và sớm chịu cảnh ly tán.

Theo Ancient Origins, nữ hoàng Ai Cập Cleopatra có 4 người con, một với hoàng đế Julius Caesar và ba với người tình Mark Anthony. Họ sống trong một cung điện vàng tráng lệ ở Ai Cập. Tuy nhiên, khi Cleopatra và Mark Anthony bị Octavian đánh bại trong trận hải chiến tại Actium năm 31 trước Công nguyên, cuộc sống vương giả này nhanh chóng kết thúc.

Số phận những người con của nữ hoàng Cleopatra
Nữ hoàng Cleopatra tự vẫn sau khi bại trận dưới tay Octavian trong một cuộc hải chiến. (Ảnh minh họa: Wikimedia Commons).

Octavian, tên thật là Caesar Augustus không hề thương xót kẻ thù. Ông hy vọng sẽ đánh bại Mark Anthony và đưa Cleopatra về Rome. Theo các sử gia, cả Cleopatra và Mark Anthony tự tử vào năm 30 trước Công nguyên, bỏ lại những người con không được ai bảo vệ.

Con trai cả của Cleopatra sinh ngày 23/6 năm 47 trước Công nguyên. Là con của Gaius Julius Caesar, ông có tên đầy đủ là Ptolemy XV Philopator Philometor Caesar, còn gọi là Caesarion, là vị vua cuối cùng của triều đại Ptolemy ở Ai Cập. Ông trị vì cùng với mẹ mình từ ngày 2/9 năm 44 trước Công nguyên. Cleopatra tin rằng Caesarion sẽ trở thành vị hoàng đế tuyệt vời như cha mình. Ông được cho theo học những người thầy tốt nhất để thực hiện vai trò của mình trong tương lai.

Số phận những người con của nữ hoàng Cleopatra
Tượng Caesarion tại một cuộc triển lãm. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Caesarion chính thức lên ngôi ngày 12/8 năm 30 trước Công nguyên sau khi mẹ mất. Tuy nhiên, ông bị Octovian ra lệnh ám sát chỉ 11 ngày sau đó để loại bỏ đối thủ cạnh tranh ngai vàng ở Rome.

Alexander Helios, người con trai thứ hai của Cleopatra, được phong tước hiệu "Vua của các vị vua" vào năm 34 trước Công nguyên, cai trị Armenia, Parthia, Media và tất cả các nước ở khu vực giữa sông Euphrates và sông Indus. Một năm sau, Alexander đính hôn với Iotapa, con gái vua Artavasdes I của xứ Media Atropatene.

Con trai thứ ba Ptolemy Philadelphus trở thành người trị vì Syria, Phoenicia, và Ciciliasinh vào năm 34 trước Công nguyên. Do không có thông tin nào về việc kết hôn của Ptolemy Philadelphus, các sử gia cho rằng nhiều khả năng Philadelphus mất khi chưa đến tuổi trưởng thành.

Sau khi chinh phục Ai Cập, Octavian đưa tất cả những người con của Cleopatra và Anthony đến Rome, trừ Alexander. Ông giao họ cho chị gái và vợ cũ của Mark Anthony để nuôi dưỡng cùng những đứa con của Octavia.

Số phận những người con của nữ hoàng Cleopatra
Tượng Alexander Helios bằng đá hoa cương. (Ảnh: Wikimedia Commons).

Theo nhà sử học Cassius Dio, Ptolemy Philadelphus có thể chết vì bệnh tật vào mùa đông năm 29 trước Công nguyên nếu sống sót sau chuyến đến Rome. Còn Alexander Helios có thể đã rời khỏi Roma cùng người em gái sinh đôi, Cleopatra Selene (trong tiếng Hy Lạp có nghĩa là "Mặt Trăng").

Cleopatra Selene là con gái duy nhất của nữ hoàng Cleopatra và là người duy nhất còn sống sót của triều đại Ptolemy. Augustus sắp xếp cuộc hôn nhân giữa cô với vua Juba của Numidia tại Rome giữa năm 26 và 20 trước Công nguyên. Augustus trao cho Cleopatra một món quà cưới lớn, do đó, bà trở thành đồng minh của Rome. Khi vương quốc của Juba trở thành một tỉnh thuộc La Mã vào năm 46 trước Công nguyên, hai vợ chồng công chúa Selene được điều đến Muretania, một vùng lãnh thổ của La Mã.

Theo Zahi Hawass, cựu Giám đốc Bảo tàng cổ vật Ai Cập, Cleopatra Selene chết vào năm 8 sau Công nguyên. Sau khi chết, Selene được chôn trong lăng mộ hoàng gia của Mauretania, tức Algeria ngày nay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Sự tích ông Công ông Táo

Sự tích ông Công ông Táo

Theo tục lệ cổ truyền của người Việt, cứ đến 23 tháng Chạp hằng năm là mọi nhà đều làm lễ cúng ông Công ông Táo để tiễn Táo quân lên chầu trời.

Đăng ngày: 28/01/2019
Chuyện nàng cung nữ hiếu thảo: Sự tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng Giêng

Chuyện nàng cung nữ hiếu thảo: Sự tích Tết Nguyên Tiêu – Rằm tháng Giêng

Người xưa có câu: "Cúng cả năm không bằng rằm tháng giêng". Rằm tháng giêng cũng gọi là "Tết Nguyên Tiêu", nghĩa là đêm rằm đầu tiên của năm mới. "Nguyên" là thứ nhất, "tiêu" là đêm.

Đăng ngày: 26/02/2018
Sự tích về Thần Tài

Sự tích về Thần Tài

Tín ngưỡng thờ thần là một nét đẹp trong văn hóa truyền thống của dân tộc Việt. Ngay từ buổi đầu hình thành nhà nước sơ khai, người ta đã biết thờ phụng các vị thần tự nhiên, siêu nhiên, như: thần Đất, thần Mây, thần Mưa, than Gió, thần Sấm...

Đăng ngày: 25/02/2018
Vua quan trong cung đình Huế thời xưa đón Tết khác người thường như thế nào?

Vua quan trong cung đình Huế thời xưa đón Tết khác người thường như thế nào?

Là kinh đô xưa cổ còn được lưu giữ gần như toàn vẹn nhất cho đến bây giờ, Huế tượng trưng cho sợi dây liên kết giữa quá khứ và hiện tại. Đây là nơi triều Nguyễn - triều đình phong kiến cuối cùng và cũng là triều đình hoàn thiện nhất lịch sử nước ta đã chọn làm nơi ngự trị.

Đăng ngày: 24/01/2017
Ngày này 10 năm trước, iPhone ra đời

Ngày này 10 năm trước, iPhone ra đời

Jobs khiến thế giới quay cuồng với iPhone khi ra mắt, sản phẩm nhanh chóng trở thành thiết bị điện tử phổ biến nhất thế giới sau 10 năm.

Đăng ngày: 09/01/2017
Nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán

Nguồn gốc và ý nghĩa nhân văn của Tết Nguyên Đán

Tết đến xuân về không chỉ là niềm khao khát của biết bao đứa trẻ để được xúng xính quần áo mới, được ăn bánh mứt và nhất là được nhận lì xì mà nó còn mang một ý nghĩa vô cùng sâu sắc.

Đăng ngày: 23/12/2016
10/12/1948 - Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

10/12/1948 - Liên Hợp Quốc công bố Tuyên ngôn Quốc tế Nhân quyền

Ngày 10 tháng 12 hàng năm được tôn vinh là Ngày Nhân quyền Quốc tế (cũng gọi là Ngày Quốc tế Nhân quyền), là ngày được Liên Hợp Quốc công bố là ngày lễ quốc tế được các nước trên thế giới kỷ niệm.

Đăng ngày: 10/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News