Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Cùng tìm hiểu những câu chuyện kể về sự tàn nhẫn và độc ác của Võ Tắc Thiên – nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa.

Võ Tắc Thiên được biết đến là nữ hoàng đế duy nhất trong lịch sử phong kiến Trung Hoa. Bà cũng nổi danh là một phụ nữ mưu trí trong việc trị quốc và đã có nhiều đóng góp cho sự phát triển của đất nước.

Sinh thời, Võ Tắc Thiên có bốn con trai và hai con gái. Các hoàng tử là Lý Hoằng, Lý Hiền, Lý Hiển và Lý Đán. Hai người còn lại là An Định và Thái Bình công chúa. Năm 690, Võ Tắc Thiên lên ngôi, mong muốn kế nghiệp nhà Chu nên tôn Chu Văn Vương làm thủy tổ.

Tuy nhiên, người phụ nữ này cũng để lại cho hậu thế rất nhiều giai thoại, điều tiếng không hay về thói trăng hoa, đa tình cũng như sự độc ác, tàn nhẫn, bất chấp thủ đoạn của mình.

Dưới đây là những câu chuyện được truyền tụng nhiều về góc khuất ấy trong cuộc đời Võ Hậu.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

1. Hãm hại hoàng hậu để tiếm quyền

Võ Tắc Thiên trong hoàng cung ban đầu chỉ là một thiếp của vua Đường Cao Tông (628 - 683) với danh xưng Võ Chiêu Nghi. Năm 654, Võ Chiêu Nghi hạ sinh một bé gái là công chúa An Định (tên thật là Lý Lệnh Ngọc).

Tuy nhiên, không hiểu lý do vì sao công chúa lại chết yểu sau khi Vương hoàng hậu tới thăm. Đường Cao Tông kết tội Vương hoàng hậu, cho rằng bà làm vậy vì ghen tức với đứa con của Võ Chiêu Nghi.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
Chuyến viếng thăm công chúa An Định là nguyên nhân chủ yếu dẫn tới kết cục bi thảm của bà.

Kể từ đó, Vương hoàng hậu luôn tìm cách hại và trả thù quý phi họ Võ. Bà và Tiêu Thục Phi định tìm cách yểm bùa hãm hại Võ Chiêu Nghi. Sự việc bại lộ, cả hai bị phế và đầy vào lãnh cung.

Không lâu sau, Võ Tắc Thiên trở thành hoàng hậu. Để trả thù và tránh Đường Cao Tông không lưu luyến hai ái thiếp, Võ Hậu đã bày cách hành hạ, tra tấn hai quý phi trong lãnh cung.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
Tiêu Thục Phi...

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
...Vương hoàng hậu là hai nạn nhân của cuộc chiến chốn cung cấm dưới tay Võ Tắc Thiên. (Ảnh minh hoạ)

Người đời sau kể lại, bà đã ra lệnh cho chặt tứ chi của Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi, sau đó ngâm họ trong thùng rượu lớn cho tới chết. Các cung nữ biết chuyện thậm chí còn bị Võ Tắc Thiên cắt lưỡi để không thể nói ra bí mật động trời ấy.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
Nhiều người cho rằng, chính vì từng trải qua những cực hình tra tấn mà Võ Tắc Thiên trở nên tàn bạo và nhẫn tâm tới vậy.

Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi vì thế hận Võ Tắc Thiên tới mức thề sẽ hóa thành mèo trả thù bà. Người xưa cho rằng, đó cũng là lý do mà Võ Tắc Thiên đặc biệt sợ mèo. Hàng đêm, bà thường xuyên bị ám ảnh bởi tiếng mèo kêu tới nỗi mất ngủ.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
Cái chết của Tiêu Thục Phi và Vương hoàng hậu khiến Võ Hậu luôn bị ám ảnh và sợ loài mèo.

2. Hại chết con và tôn thất, từng bước lên ngôi hoàng đế

Trên con đường trở thành vua, Vương hoàng hậu và Tiêu Thục Phi không phải là nạn nhân duy nhất của Võ Tắc Thiên.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Để nắm được quyền hành, Võ Tắc Thiên được cho là đã bất chấp giết chết con ruột của mình. Dân gian truyền rằng, tại lãnh cung, Võ Tắc Thiên đã thừa nhận mình chính là người bóp mũi khiến công chúa An Định chết yểu rồi vu oan cho Vương hoàng hậu.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Sau này, bà ép thái tử Lý Trung chết, lập Lý Hoằng là con cả của mình làm thái tử. Khi Lý Hoằng bất mãn với việc can dự triều chính của Võ Hậu, ông cũng bị mẹ đầu độc chết trong chuyến thăm hành cung ở Hà Bắc. Con thứ hai của bà là Lý Hiền lên làm thái tử cũng vì bất kính mà bị Võ Tắc Thiên ép tự tử năm 684.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
Võ Tắc Thiên - Người phụ nữ dám làm tất cả.

Thay thế thái tử Lý Hiền là Lý Hiển lên ngôi năm 683. Chỉ sau một tháng trên ngôi báu, lấy cớ vợ Đường Trung Tông Lý Hiển là yêu nữ lộng quyền, Võ Hậu quyết định phế vua. Tình trạng tương tự tiếp tục diễn ra và tới năm 690, Võ Tắc Thiên chính thức trở thành hoàng đế.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

3. Thảm sát những người tình

Trở thành hoàng đế là thời điểm Võ Tắc Thiên bộc lộ rõ nhất tính trăng hoa của mình. Theo truyền thuyết dân gian, bà có rất nhiều người tình, trong đó có thể kể tới anh em Trương Xương Tông và Trương Diệc Chi, Trầm thái y hay Phùng Tiểu Bảo.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tuy nhiên, họ chỉ ở bên Võ Hậu được một thời gian rồi sau đó tất cả đều bị hại chết. Như Phùng Tiểu Bảo bị Võ Tắc Thiên sai Thái Bình công chúa dùng cung nữ đánh cho tới chết rồi đem xác trộn với bùn.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
Trong phần lớn các tác phẩm, Võ Tắc Thiên luôn được nhắc tới như một người phụ nữ đa tình

Khi bị thất sủng, Võ Hậu sai người giết họ rồi vứt xác xuống hồ. Sau này, Đường Huyền Tông (685 - 762) Lý Long Cơ lật đổ Võ Tắc Thiên đã sai đào hồ và phát hiện hàng đống xương người bên dưới.

Tội ác của Võ Tắc Thiên được dân gian truyền lại ra sao?
Chân dung vua Đường Huyền Tông.

Tạm kết: Có một sự thật là rất nhiều chi tiết trong các câu chuyện về Võ Tắc Thiên chỉ là lời kể truyền miệng của dân gian. Hiện, các nhà khoa học vẫn đang tranh luận và bàn cãi về tính xác thực của những câu chuyện này.

Võ Tắc Thiên (Chữ Hán: 武則天, 17 tháng 2, 624 - 16 tháng 2, 705, còn gọi là Vũ Tắc Thiên, hay thường gọi Võ hậu (武后) hoặc Thiên Hậu (天后), là một phi tần của Đường Thái Tông Lý Thế Dân, sau trở thành Hoàng hậu của Đường Cao Tông Lý Trị, cùng với tôn hiệu Thiên hậu của bà và tôn hiệu Thiên Hoàng (天皇) của Cao Tông, 2 người đã đồng trị vì nhà Đường trong 1 thời gian và cùng được gọi là Nhị Thánh (二圣). Sau khi Đường Cao Tông qua đời, bà qua các đời Đường Trung Tông Lý Hiển và Đường Duệ Tông Lý Đán với tư cách Hoàng thái hậu, và cuối cùng trở thành Hoàng đế duy nhất của triều đại Võ Chu (690 - 705), trở thành Nữ hoàng duy nhất trong lịch sử Trung Quốc.
Loading...
TIN CŨ HƠN
Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day là gì và diễn ra vào ngày nào?

Lễ Tạ Ơn – Thanksgiving Day là gì và diễn ra vào ngày nào?

Thanksgiving hay Thanksgiving Day trong tiếng Anh dịch tiếng Việt có nghĩa là ngày lễ Tạ Ơn. Đây là một ngày lễ quốc gia diễn ra chủ yếu ở Mỹ và Canada.

Đăng ngày: 23/11/2016
Lịch sử, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Lịch sử, ý nghĩa ngày Nhà giáo Việt Nam 20/11

Ngày 20/11 hàng năm, từ lâu đã trở thành ngày lễ "tôn sư trọng đạo". Tuy nhiên ngày Nhà giáo Việt nam bắt nguồn từ đâu có lẽ không phải ai cũng biết.

Đăng ngày: 20/11/2016
Lịch sử và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Lịch sử và ý nghĩa ngày Phụ nữ Việt Nam 20/10

Lịch sử dân tộc Việt Nam còn mãi ghi đậm dấu ấn chói ngời của những nữ anh hùng hào kiệt không chịu khuất phục kẻ thù, không chịu kiếp sống nô lệ, đứng lên chống giặc ngoại xâm giành tự do

Đăng ngày: 22/10/2016
13/10: Ngày tôn vinh các doanh nhân Việt Nam

13/10: Ngày tôn vinh các doanh nhân Việt Nam

Mười hai năm trước, Thủ tướng Phan Văn Khải đã ký quyết định chọn ngày 13/10 làm Ngày Doanh nhân Việt Nam, mở ra một trang mới trong lịch sử kinh tế Việt Nam

Đăng ngày: 13/10/2016
Hôm nay 11/10: Thế giới kỷ niệm ngày Quốc tế trẻ em gái

Hôm nay 11/10: Thế giới kỷ niệm ngày Quốc tế trẻ em gái

Từ lời kêu gọi phải bảo đảm trẻ em gái toàn cầu được thụ hưởng sự tiến bộ và công bằng xã hội của Tổ chức Lao động Quốc tế, Liên Hợp Quốc đã chọn ngày 11/10 hàng năm là "Ngày quốc tế trẻ em gái" (International Day of the Girl).

Đăng ngày: 11/10/2016
Hôm nay, cả thế giới trao nhau nụ cười

Hôm nay, cả thế giới trao nhau nụ cười

Hôm nay là Ngày Nụ cười Thế giới. Ngày để cả thế giới cùng nhau thực hiện một hành động nhỏ: hãy mỉm cười và giúp ai đó được mỉm cười.

Đăng ngày: 07/10/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News