Sốc khi bộ não bị đánh cắp của nhà bác học Einstein nằm trong... lọ xốt mayonnaise

Trong một thời gian dài sau khi bị "đánh cắp", não của nhà bác học Einstein - một trong những bộ não đáng chú ý nhất của giới khoa học toàn cầu - được giữ bên trong một chiếc lọ đựng xốt mayonnaise.

Các bộ phận khác của não được tìm thấy bên trong một lọ đựng rượu táo có nhãn "Costa Cider" bên dưới tủ lạnh bia, ở góc phòng thí nghiệm của một người đàn ông...

Einstein: "Tôi muốn hỏa táng!"

Vào ngày 17-4-1955, ở tuổi 76, nhà bác học Albert Einstein được đưa đến Bệnh viện Princeton với tình trạng chảy máu trong do chứng phình động mạch chủ bụng, dẫn đến cái chết của ông một ngày sau đó.

Từ chối phẫu thuật, ông nói với gia đình và đội ngũ y tế của mình: "Tôi muốn đi. Kéo dài sự sống một cách giả tạo thật vô vị. Tôi đã thực hiện xong phần việc của mình, đã đến lúc phải đi". Và ông qua đời vào sáng 18-4.

Nhà bác học Einstein nói với người viết tiểu sử của mình: "Tôi muốn được hỏa táng để mọi người không đến thờ lạy bộ xương của tôi". Ông đã được hỏa táng và tro của ông được rải tại một địa điểm bí mật.

Sau khi hỏa táng, gia đình nhà bác học Einstein phát hiện trong quá trình khám nghiệm tử thi, bác sĩ bệnh học Thomas Harvey đã mổ hộp sọ của ông và lấy não ra để nghiên cứu.

Sốc khi bộ não bị đánh cắp của nhà bác học Einstein nằm trong... lọ xốt mayonnaise
Nhà bác học Albert Einstein.

Con trai của ông Einstein không hài lòng với việc bộ não của cha mình bị lén cắt mà không xin phép, theo trang IFL Science.

Tuy nhiên, ông Harvey đã thuyết phục được gia đình cho phép ông lấy bộ não nghiên cứu, để tìm ra điều gì khiến tâm trí ông Einstein trở nên tuyệt vời như vậy. Ông hứa sẽ sớm công bố phát hiện của mình.

Điều gì xảy ra với bộ não bị đánh cắp?

Một thời gian dài - thực tế là 45 năm, ông Harvey đã giữ phần lớn bộ não Einstein trong những cái lọ đựng xốt và rượu táo. Tuy nhiên, không có tài liệu khoa học nào về bộ não của Einstein được xuất bản.

Mãi đến năm 1978, khi phóng viên điều tra Steven Levy của tờ New Jersey Monthly gặp ông Harvey, người ta mới biết rõ điều gì đã xảy ra với bộ não đặc biệt này.

Ông Harvey đã đo, cân, chụp ảnh việc phân chia và lưu trữ bộ não thành 240 khối tại Đại học Pennsylvania ở Philadelphia.

Lấy ra các mẫu não của Einstein để nghiên cứu, ông Harvey nhận thấy rất ít hoặc không có sự khác biệt so với những bộ não của người bình thường khác. Không có manh mối gì có thể cho thấy tại sao ông Einstein lại thông minh hơn rất nhiều so với mọi người.

Ông Harvey đã giữ các mẫu an toàn và từ chối để quân đội Mỹ lấy chúng.

Ngay sau khi bài báo của phóng viên Levy được xuất bản, ông Harvey đã nhận được nhiều yêu cầu về việc lấy một mảnh não của Einstein để nghiên cứu, bao gồm cả từ nhà giải phẫu thần kinh Marian Diamond ở Đại học California, Berkeley (bà đã qua đời năm 2017).

Ông Harvey đã gửi bốn mẫu não bằng đường bưu điện tới bà Diamond. Các mẫu này đựng bên trong một chiếc lọ dùng để đựng xốt mayonnaise nhãn hiệu Kraft Miracle Whip.

Nhiều mẫu hơn đã được phân phối cho các nhà khoa học khác, trước khi ông Harvey chuyển bộ não cho Trung tâm Y tế Đại học Princeton vào năm 2004.

"Đó là bộ não bình thường"

Tất cả các nghiên cứu đều cho ra kết quả: đó là bộ não bình thường như mọi người.

"Có sự khác biệt giữa não sống và não chết. Một bộ não sống có vô số thứ bạn có thể nghiên cứu và học hỏi. Nhưng nó lại khá hữu hạn khi nghiên cứu từ một bộ não chết", bà Anna Dhody, người phụ trách Viện Mütter, nơi lưu trữ các mẫu não của Einstein, giải thích với trang khoa học Smithsonian.

Nhà nghiên cứu Diamond sau khi nhận được mẫu não Einstein đã xuất bản một bài báo vào năm 1985. Bà thấy não của Einstein có tỉ lệ tế bào thần kinh đệm cao hơn, đặc biệt là trong mô được cho là liên quan đến hình ảnh và suy nghĩ phức tạp.

Một nghiên cứu khác công bố vào năm 1996 cho thấy trong não ông Einstein, các tế bào thần kinh được đóng gói chặt chẽ hơn so với các tế bào điều khiển.

Tuy nhiên, các nghiên cứu không biết liệu những khác biệt này đã có từ rất sớm và giúp ích gì cho suy nghĩ của ông Einstein hay không? Hoặc bộ não của Einstein phát triển theo cách này như một phản ứng với sự suy nghĩ phức tạp của ông ấy?

Về phần ông Harvey, việc lén lấy não của nhà bác học Einstein không mang lại những điều tốt đẹp cho sự nghiệp của ông, và ông đã mất việc làm tại Bệnh viện Princeton.

Khi nói lý do tại sao lại lấy bộ não của nhà bác học Einstein, ông Harvey than thở với báo Gazette: "Tôi không biết có ai khác muốn lấy bộ não này nữa không!".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Top 7 phong cách sống lý giải tại sao người Bắc Âu được coi là hạnh phúc nhất thế giới

Top 7 phong cách sống lý giải tại sao người Bắc Âu được coi là hạnh phúc nhất thế giới

Người Bắc Âu có rất nhiều triết lý sống khác biệt với phần còn lại của thế giới và điều đó giúp họ có cuộc sống hạnh phúc hơn.

Đăng ngày: 29/09/2022
Phi công bay vào bên trong mắt bão mạnh 250km/h

Phi công bay vào bên trong mắt bão mạnh 250km/h

Các phi công lái máy bay tiến thẳng vào trung tâm của bão Ian nguy hiểm đang đe dọa bang Florida của Mỹ, hôm 27/9.

Đăng ngày: 29/09/2022
Vượt qua tam giác quỷ Bermuda, hồ nước

Vượt qua tam giác quỷ Bermuda, hồ nước "nuốt chửng" 2.500 tàu: Bí mật là gì?

Hồ nước này từng chứng kiến nhiều thảm họa và là nơi an nghỉ của 2.500 con tàu.

Đăng ngày: 29/09/2022
Những điều ít biết về Daruma - món quà cầu may siêu đáng yêu của người Nhật và thông điệp văn hóa sâu sắc

Những điều ít biết về Daruma - món quà cầu may siêu đáng yêu của người Nhật và thông điệp văn hóa sâu sắc

Búp bê Daruma mang nhiều ý nghĩa về văn hóa, lịch sử đối với người Nhật.

Đăng ngày: 28/09/2022
Top 7 bí mật trong cuộc sống hoàng gia thời Trung cổ phương Tây khiến hậu thế phải bất ngờ

Top 7 bí mật trong cuộc sống hoàng gia thời Trung cổ phương Tây khiến hậu thế phải bất ngờ

Cuộc sống sinh hoạt hằng ngày của vua chúa, hoàng hậu, công chúa, hoàng tử... cách đây vài trăm năm cũng có nhiều điều không lãng mạn giống trong phim.

Đăng ngày: 28/09/2022
Các loài mới mất bao lâu để tiến hóa?

Các loài mới mất bao lâu để tiến hóa?

Quá trình tiến hóa giữa các dạng sống rất khác nhau, dao động từ khoảng thời gian mà con người có thể quan sát được đến hàng chục triệu năm.

Đăng ngày: 28/09/2022
Kim cương hiếm hé lộ có nhiều nước ở sâu trong lòng Trái đất

Kim cương hiếm hé lộ có nhiều nước ở sâu trong lòng Trái đất

Một loại kim cương hiếm ở Botswana cung cấp bằng chứng cho thấy nước có thể xâm nhập sâu vào lòng Trái đất hơn dự đoán của các nhà khoa học.

Đăng ngày: 28/09/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News