Sốc với clip hồng hạc mổ đầu nhau lấy máu nuôi con, nhưng lý do thật thì ai cũng cảm thấy xao xuyến
Chim hồng hạc là loài chim nước lớn nổi tiếng với bộ lông màu hồng hoặc đỏ thẫm như máu. Chúng phân bố chủ yếu ở các hồ nước mặn, đầm lầy và đầm phá ở châu Phi, Nam Mỹ và Ấn Độ. Chúng là loài chim sống dưới nước và thích sống theo nhóm.
Chim hồng hạc là một họ chim rất cổ xưa. Ngay từ 40 triệu năm trước, hồng hạc đã bay trên bầu trời của Trái đất. Tuy nhiên, hồng hạc cũng là loài đầy bí ẩn và còn rất nhiều bí mật chưa được biết đến về phân loại, thói quen kiếm ăn, sinh sản và cách tự bảo vệ của chúng.
Có một đoạn clip cũng mang lại cho cộng đồng mạng cảm giác như vậy, thậm chí nhiều người còn thấy... rùng rợn. Đó là cảnh tượng về 2 con hồng hạc, trong đó một con dường như đang... mổ vào đầu con còn lại, để dòng máu đỏ tươi chảy ra rơi xuống miệng chim non bên dưới.
Đoạn video được đăng tải trên một trang Facebook có tên "Science Channel", với lời mô tả rằng đây là cách hồng hạc cho con ăn. Đoạn clip khiến nhiều người cảm thấy hết sức bất ngờ và chua xót, vì không ai nghĩ được rằng hồng hạc - một loài chim mang tính biểu tượng của sự lãng mạn lại có cách nuôi con... rùng rợn đến như vậy.
Hồng hạc là loài chim duy nhất trên thế giới có khả năng tiết sữa cho con non.
Nhưng như đã nêu, tự nhiên là một thế giới đầy những điều bất ngờ. Trang Science Channel sau đó đã tiết lộ, thứ dịch lỏng đỏ tươi đang chảy ra ấy thực chất không phải máu, mà là sữa!
Dành cho những ai chưa biết, hồng hạc là loài chim duy nhất trên thế giới có khả năng tiết sữa cho con non, và nó được gọi là "sữa diều". Nguyên nhân là vì cách ăn của hồng hạc phụ thuộc rất nhiều vào chiếc mỏ đặc biệt, mà khi mới ra đời thì chiếc mỏ này chưa phát triển. Vậy nên, hồng hạc non phải ăn dịch lỏng trong những ngày đầu đời, buộc cả chim bố lẫn mẹ phải có sữa.
Được biết, sữa diều rất giàu protein và chất béo, được tiết ra từ diều chim - lớp màng mỏng bọc quanh phần mở rộng của thành mỏ. Với trường hợp trong video trên, con hồng hạc phía trên (tạm gọi là chim bố) đã nhỏ sữa lên đầu chim mẹ, để dịch lỏng chảy dần vào miệng con non chứ hề có hành động mổ. "Hồng hạc có thể sản sinh ra sữa diều trong hệ tiêu hóa, sau đó phun ngược trở ra để mớm cho con ăn" - trích giải thích trên trang Science Channel.
Đoạn video đã thu hút tới hàng triệu lượt xem và hàng chục ngàn lần chia sẻ. Ban đầu, rất nhiều người tỏ ra kinh hãi khi thấy cảnh tượng này. Nhưng sau khi câu chuyện được sáng tỏ, một số người lại cảm thấy xao xuyến, cho rằng đó là một cảnh tượng đẹp của tự nhiên.
Chim hồng hạc là loài chim rất kỳ lạ và xinh đẹp với bộ lông màu hồng, mỏ cong và đôi chân dài, chúng mang đến vô vàn sự ngạc nhiên và cảm kích cho con người.
Chúng cũng có những thói quen sinh hoạt phức tạp và bí ẩn, chẳng hạn như bú lọc ngược, khiêu vũ tập thể để tán tỉnh, bú sữa, v.v., khiến mọi người đầy tò mò và kính sợ đối với chúng. Tuy nhiên, chim hồng hạc cũng phải đối mặt với nhiều mối đe dọa và thách thức như suy thoái đất ngập nước, biến đổi khí hậu, săn bắn trái phép, v.v. dẫn đến sự suy giảm quần thể và giảm phạm vi phân bố.
Vì vậy, chúng ta nên tăng cường bảo vệ, quản lý loài chim hồng hạc cũng như môi trường sống của chúng để những thiên thần màu hồng này có thể tiếp tục thể hiện sự duyên dáng và sức sống của mình trên Trái đất.

Loài chim cổ đại đã tuyệt chủng hồi sinh từ cõi chết
Hiện tượng tiến hóa lặp lại đã giúp một loài chim cổ đại xuất hiện trở lại ở Ấn Độ Dương và sống sót đến ngày nay.

Những điều thú vị về loài cá sấu
Sở hữu thân mình giống những loài bò sát từng sống ở thời tiền sử, cá sấu mang trong mình sức mạnh tiềm ẩn từ thời cổ đại, giúp chúng trở thành vua trên các đầm lầy, sông nước khắp vùng nhiệt đới.

Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).

11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.

Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò

Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
