Sốc với "nóc nhà thế giới" đầy rác
Lều bạt, vỏ đồ hộp, túi ni lông... nằm la liệt trên đỉnh Everest - mệnh danh "nóc nhà thế giới", khiến các chuyên gia môi trường sốc nặng.
Dù rất không cam lòng, họ vẫn phải thừa nhận ngọn núi này hiện là bãi rác cao nhất thế giới khi ngày càng có nhiều người leo lên nó và vứt lại những thứ họ không còn dùng tới.
Dù có quy định chặt chẽ, ban quản lý vẫn không thể kiểm soát được tình trạng xả rác trên Everest - (Ảnh: AFP).
Lều bị người leo núi bỏ lại trên Everest - (Ảnh: AFP).
Vỏ lon, túi ni lông... nằm la liệt trên đỉnh núi - (Ảnh: AFP).
Ngọn núi đã trở thành bãi rác cao nhất thế giới - (Ảnh: AFP).
Năm ngoái người ta đã đem hàng chục tấn rác từ trên núi xuống - (Ảnh: AFP).
Chỉ tính từ đầu năm đến nay, ít nhất 600 người đã leo lên Everest và bỏ lại đó nào là lều huỳnh quang, thiết bị leo núi, bình gas rỗng, túi ni lông và thậm chí phân người, khiến ngọn núi cao 8.848m trở thành "thứ chướng mắt kinh tởm".
"Thật kinh tởm", Pemba Dorje - người 18 lần leo lên Everest, nói với AFP. "Ngọn núi đang gánh chịu hàng tấn rác thải".
Trong khi đó, các sông băng tan chảy do toàn cầu ấm lên cũng phơi bày đống rác đã tích tụ trên Everest 65 năm qua.
Năm năm trước, Nepal ra quy định mỗi nhóm leo núi phải đóng tiền ký quỹ 4.000 USD, và sẽ được hoàn lại nếu mỗi người đem xuống núi ít nhất 8kg rác thải.
Ban quản lý phía Tây Tạng cũng yêu cầu những người leo núi đem 8kg rác thải xuống, nếu không họ sẽ bị phạt 100 USD/kg.
Dù vậy, theo Ủy ban kiểm soát ô nhiễm Sagarmatha, trong năm 2017, các nhà leo núi ở Nepal đã đem xuống gần 25 tấn rác và 15 tấn chất thải của con người.

Bão tuyết là gì? Bão tuyết được hình thành như thế nào?
Bão tuyết là một hiện tượng đặc trưng bởi sức gió mạnh ít nhất là 56km/h và kéo dài trong một thời gian dài - thường là ba giờ hoặc hơn.

Vì sao trước khi mưa, mây thường có màu đen?
Lúc trời bắt đầu mưa, một trong những dấu hiệu nhận biết là khi nhìn lên trời, chúng ta sẽ mây có màu đen xám xịt.

18 điều thú vị về Nam cực và Bắc cực
Là hai vùng Cực của Trái đất, nơi có khí hậu luôn lạnh giá, nhưng Nam Cực và Bắc Cực chứa đựng nhiều điều khác biệt.

Tại sao lại có mưa đá, cách phòng tránh mưa đá
Tại sao lại có mưa đá và có cách nào dự đoán cũng như phòng tránh mưa đá không? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp thắc mắc trên cho bạn.

Bão là gì? Bão hình thành như thế nào và vì sao có bão?
Bão hình thành như thế nào? Vì sao lại có bão? Bài viết dưới đây sẽ giải đáp cho bạn biết đó.

Ô nhiễm ánh sáng là gì? Cách giảm thiểu ô nhiễm ánh sáng
Thực sự chưa bao giờ, người ta ý thức tới một mối nguy hiểm tiềm tàng khác đang "lớn dần", đó là sự ô nhiễm ánh sáng.
