Sóng âm dưới nước có thể giúp cảnh báo sóng thần sớm hơn
Khi các sự kiện gây ra sóng thần như động đất dưới nước xảy ra, sóng âm được biết đến như sóng trọng lực âm thanh (AGW) được gửi đi qua dòng nước. Bây giờ, các nhà khoa học của Đại học Cardiff đã phát triển một phương pháp phân tích toán học những làn sóng đó để dự đoán cơn sóng thần sẽ tàn phá như thế nào.
Sóng AGW di chuyển nhanh gấp 10 lần so với sóng thần, và di chuyển ra mọi hướng từ tâm của trận động đất.
Khi chúng được phát hiện bởi một chiếc hydrophone (đầu thu sóng địa chấn trong nước) dưới nước, thiết bị này có thể xác định được các đặc điểm của động đất như vị trí, thời gian, kích thước và hướng xảy ra. Bằng cách phân tích dữ liệu đó, các nhà nghiên cứu Cardiff hiện nay có thể tính được biên độ và sức phá hoại tiềm ẩn của sóng thần đi kèm, sớm hơn nhiều so với trước đây.
Hậu quả của trận sóng thần tấn công Sri Lanka năm 2004. (Nguồn: Fotoember/Depositphotos).
Hiện nay, hệ thống cảnh báo bao gồm các phao để đo sự thay đổi áp lực trong đại dương gây ra bởi sóng thần. Nếu các thiết bị này neo gần bờ thì chúng không cung cấp được nhiều cảnh báo trước - những cơn sóng thần trên thực tế đã chạm vào những phao này thì mới được phát hiện. Ngoài ra, còn cần có một mạng lưới nhiều phao, được đặt trên khắp thế giới và khá tốn kém.
Nhưng một hệ thống nhận diện sóng AGW sẽ không có những nhược điểm như trên.
Nhà khoa học hàng đầu là Tiến sĩ Usama Kadri nói: "Bằng cách đo các sóng trọng lực âm, chúng tôi có mọi thứ chúng tôi muốn. Mục đích của chúng tôi là có thể thiết lập một báo động sóng thần trong vòng vài phút sau khi ghi lại các tín hiệu âm thanh từ trạm hydrophone".
Trong một nghiên cứu trước đó, Kadri cũng đã xem xét khả năng sử dụng các sóng AGW nhân tạo để ngăn sóng thần gây ra lở đất.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Tại sao bão ở Việt Nam lại hay vào miền Trung?
Dân gian có câu "Ông tha mà bà không tha/ Làm nên lũ lụt hai ba tháng mười”, để nhắc nhở, cảnh báo mùa lũ ở các tỉnh từ Thanh Hóa đổ vào thường xảy ra đầu tháng 7 đến tháng 10 hàng năm.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
