Sông băng ở New Zealand liên tục thu hẹp, đứng trước nguy cơ tan biến

Trưởng nhóm khảo sát của NIWA cho biết băng tan ngày một nhanh hơn trong những năm gần đây khiến New Zealand đang phải đối mặt với xu hướng mất băng liên tục.

Viện Nghiên cứu Khí quyển và Nước quốc gia New Zealand (NIWA) ngày 25/3 công bố báo cáo cho thấy các sông băng ở nước này đang "tiếp tục co lại" và đứng trước nguy cơ tan biến do mất băng kéo dài.

Sông băng ở New Zealand liên tục thu hẹp, đứng trước nguy cơ tan biến
 Sông băng là một phần quan trọng của môi trường, nền kinh tế và văn hóa của New Zealand. (Nguồn: NIWA).

NIWA tiến hành khảo sát tình trạng sông băng vào cuối Hè hằng năm kể từ thập niên 70 của thế kỷ trước.

Trưởng nhóm khảo sát của NIWA - nhà khoa học Andrew Lorrey - cho biết nghiên cứu trên cho thấy bức tranh cảnh quan vốn tuyệt đẹp của New Zealand đang biến đổi như thế nào.

Băng tan ngày một nhanh hơn trong những năm gần đây khiến New Zealand đang phải đối mặt với xu hướng mất băng liên tục.

Theo ông Lorrey, nguyên nhân của hiện tượng này là do nhiệt độ toàn cầu tăng cao. Có tới 8 năm trong số 10 năm ấm nhất trong lịch sử New Zealand (tính từ thời điểm bắt đầu thống kê) là trong thập kỷ qua.

2023 là năm ấm thứ hai được ghi nhận - một xu hướng tương đồng với phần còn lại của thế giới, khi năm này 86% Trái đất có nhiệt độ trên mức trung bình.

Ông Lorrey nhận định: “Ngay cả khi chúng ta có thêm một vài mùa mát mẻ hơn, thì cũng là không đủ để khắc phục những thiệt hại đã gây ra.”

Sông băng là một phần quan trọng của môi trường, nền kinh tế và văn hóa của New Zealand. Sông băng là nguồn cung cấp nước quan trọng cho người dân, giúp duy trì môi trường sống và cung cấp chất dinh dưỡng cho các hồ, sông và đại dương.

Theo ông Lorrey, sông băng cũng cung cấp nước cho các hồ thủy điện, tác động đến nguồn năng lượng tái tạo hiện có và đóng góp hàng triệu USD cho nền kinh tế New Zealand thông qua du lịch.

New Zealand là một trong số ít nơi có vĩ độ trung bình mà người dân sống gần sông băng. Khi đến thăm New Zealand, mọi người đều có thể dễ dàng quan sát các sông băng.

Tuy nhiên, điều này đang ngày càng trở nên khó khăn hơn, các đoàn du lịch ngày càng phải đi sâu vào vùng núi mới có thể tiếp cận sông băng.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường làm từ bã mía

Vật liệu xây dựng thân thiện với môi trường làm từ bã mía

Lượng khí thải carbon của gạch Sugarcrete thải ra ít hơn 20 lần, và nó nhẹ hơn 4-5 lần so với các loại gạch truyền thống.

Đăng ngày: 26/03/2024
Nguyên nhân gây ra động đất ở Hà Nội sáng 25-3

Nguyên nhân gây ra động đất ở Hà Nội sáng 25-3

Theo viện trưởng Viện Vật lý địa cầu, trận động đất ở Mỹ Đức gây rung lắc ở trung tâm Hà Nội sáng nay là do nằm trong vùng đứt gãy sông Hồng - sông Lô - sông Chảy.

Đăng ngày: 26/03/2024
Mực nước biển dâng nhanh do El Nino và biến đổi khí hậu

Mực nước biển dâng nhanh do El Nino và biến đổi khí hậu

Ngày 21/3, Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) cho biết mực nước biển đã dâng 76mm trong giai đoạn 2022 - 2023, gấp gần 4 lần so với giai đoạn 2021 - 2022.

Đăng ngày: 25/03/2024
Xảy ra động đất có độ lớn 4 gây rung lắc ở nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội

Xảy ra động đất có độ lớn 4 gây rung lắc ở nhiều khu vực trên địa bàn Hà Nội

Sáng 25/3, nhiều người dân ở một số khu vực thành phố Hà Nội cho biết họ đã cảm nhận rõ sự rung lắc do dư chấn của trận động đất có độ lớn 4 vừa xảy ra tại huyện Mỹ Đức.

Đăng ngày: 25/03/2024
Hòn đảo chìm ngoài khơi Brazil chứa đầy đất hiếm

Hòn đảo chìm ngoài khơi Brazil chứa đầy đất hiếm

Một hòn đảo cổ đại khổng lồ hiện nay nằm dưới đáy Đại Tây Dương có thể chứa nguồn dự trữ khổng lồ các nguyên tố đất hiếm và nhiều khoáng chất giá trị khác.

Đăng ngày: 24/03/2024
Dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn: Gắn với

Dòng sông bắt nguồn từ dãy Trường Sơn: Gắn với "tọa độ lửa", chỉ dài 77km nhưng có tới hơn 100 thác nước

Đây là một trong những dòng sông nằm giữa phong cảnh nên thơ trữ tình nhất của địa phương này.

Đăng ngày: 22/03/2024
Các Tiểu vương quốc Ả Rập khiến thế giới ngỡ ngàng khi chi gần 500 tỷ đồng “gieo mây trên trời”

Các Tiểu vương quốc Ả Rập khiến thế giới ngỡ ngàng khi chi gần 500 tỷ đồng “gieo mây trên trời”

Đối mặt với một tương lai thiếu nước trầm trọng, các Tiểu vương quốc Ả Rập Thống nhất đã triển khai một dự án để tăng lượng mưa khu vực.

Đăng ngày: 19/03/2024
Tiêu điểm
Khoa Học News