Song bão xuất hiện ở châu Á: Phong Thần mạnh dần lên, hủy diệt tương tự năm 2008?

Thông tin dự báo thời tiết cho hay, đến cuối tuần này bão Phong Thần sẽ mạnh dần lên.

2019 được nhận định là năm bão hoạt động mạnh mẽ tại lưu vực Tây Thái Bình Dương - khu vực được mệnh danh là "ổ bão" dữ dội nhất hành tinh.

Sau khi sản sinh ra hàng loạt các trận bão mạnh Cấp 5 (cấp mạnh nhất trên thang bão Saffir-Simpson lưu vực Đại Tây Dương), trong số đó phải kể đến siêu bão Hagibis, siêu bão Hạ Long và mới đây nhất là cơn bão số 6 (có sức gió giật cấp 15) vừa đổ bộ nước ta, lưu vực này lại xuất hiện tiếp cùng lúc 2 cơn bão nhiệt đới (song bão).

Xuất hiện song bão tây Thái Bình Dương

Theo tin tức dự báo thời tiết mới nhất của Trung tâm thời tiết quốc gia Mỹ (AccuWeather), hiện nay tại lưu vực Tây Thái Bình Dương xuất hiện hai cơn bão nhiệt đới có tên là Fengshen (Phong Thần) và Kalmaegi (Hải Âu).

Tính đến 7 giờ sáng ngày 13/11/2019, bão Phong Thần có sức gió mạnh 74 km/giờ, gió giật mạnh 93 km/giờ (tương đương Cấp 1 trên thang Saffir-Simpson). Phong Thần di chuyển rất nhanh, mỗi giờ đi được 33 km theo hướng tây tây bắc. Bão Phong Thần đang cách đảo Saipan (thuộc Quần đảo Bắc Mariana) 1.230 km về phía đông, Pacific Daily News bổ sung thông tin.

Trong khi đó, tính đến 7 giờ cùng ngày, bão Hải Âu có sức gió mạnh 56 km/giờ, gió giật mạnh 74 km/giờ. Kalmaegi di chuyển khá nhanh về hướng tây tây bắc, mỗi giờ đi được 24 km.

Trên Taiwan News, nhà khí tượng học Chang Cheng-chuan thuộc Trung tâm thời tiết (CWB) Trung Quốc cho biết, bão Phong Thần có hướng vào Philippines. Tuy nhiên, nhờ lấy được nguồn năng lượng tự nhiên từ đại dương, bão Phong Thần có thể đổi hướng, dịch chuyển lên phía bắc và đến bờ biển phía đông Đài Loan vào cuối tuần này.


Hình ảnh mây vệ tinh của GPM về cơn bão Phong Thần ngày 12/11, cho thấy lượng mưa lớn ở một số khu vực vượt quá 40 mm mỗi giờ. (Nguồn: NASA/NRL).

Theo hình ảnh vệ tinh mới nhất từ Chương trình Đo mưa toàn cầu (GPM) do Cơ quan Hàng không Vũ trụ Nhật Bản (JAXA) và NASA phối hợp thực hiện, cho thấy, từ một vùng áp thấp nhiệt đới hình thành ngày 11/11, Phong Thần đã mạnh lên thành bão ngày 12/11 và gia tăng lượng mưa theo cường độ mạnh lên của bão.

Dự báo, Phong Thần sẽ mạnh dần lên trong cuối tuần này.

Ông Chang Cheng-chuan cho biết, các trung tâm dự báo thời tiết đang theo dõi sát sao cường độ cũng như đường đi dự kiến của bão Phong Thần và Hải Âu để đưa ra những tin tức dự báo thời tiết mới nhất, bởi trong quá khứ, 2 cơn bão trùng tên này đã khiến hàng nghìn người thiệt mạng, gây thiệt hại hàng tỷ USD.

Sức mạnh hủy diệt của Phong thần (2008) và Hải Âu (2014)

Phong Thần và Hải Âu là cơn bão thứ 25, 26 trong mùa bão 2019 tại lưu vực Tây Thái Bình Dương.

Phong Thần và Hải Âu cũng là tên của 2 cơn bão được đặt lần lượt trong các năm 2008 và 2014 tại "ổ bão" Tây Thái Bình Dương.

Theo dữ liệu của NASA, bão Phong Thần (2008) đánh thẳng vào Phillipines và Trung Quốc. Bão Phong Thần (2008) dù chỉ mạnh Cấp 2 trên thang Saffir-Simpson nhưng đã khiến hơn 1.300 người thiệt mạng, gần 100 người mất tích.

Số người thiệt mạng phần lớn là ở Phillipines khi bão gây ra vụ chìm phà khiến gần 800 người thiệt mạng. Tổn thất về kinh tế mà Phong Thần (2008) gây ra là 480 triệu USD.


Lũ lụt do bão Phong Thần (2008) gây ra tại Phillipines. (Ảnh: Pinterest).

Riêng bão Hải Âu (2014) lại có khu vực ảnh hưởng rất rộng, từ Philippines đến Trung Quốc, Việt Nam, Ấn Độ. Bão gây lũ lụt trên diện rộng tại khu vực Đông Nam Á; khiến 48 người thiệt mạng, gây tổn thất kinh tế lên đến 2,92 tỷ USD (năm 2914).

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?

Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Đăng ngày: 21/04/2025
Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa

Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Đăng ngày: 19/04/2025
Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào

Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên. 

Đăng ngày: 18/04/2025
Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?

Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Đăng ngày: 18/04/2025
Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất

Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Đăng ngày: 17/04/2025
Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại

Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.

Đăng ngày: 16/04/2025
Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Tại sao khi tuyết tan trời lạnh hơn lúc tuyết rơi?

Câu nói: "Tuyết rơi không lạnh bằng lúc tuyết tan" là một kinh nghiệm được đúc kết từ những người cao tuổi và rất phù hợp với thực tế. Để có tuyết rơi vào mùa đông, ngoài điều kiện bầu trời phải có đầy đủ lượng hơi nước ra (v&agr

Đăng ngày: 14/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News