Sông Hoài (Trung Quốc) sắp phải gánh chịu 2 đợt mưa lớn
Sau 1 ngày gỡ bỏ cảnh báo mưa lớn hôm 20/7, Trung Quốc lại tiếp tục phải phát đi cảnh báo mưa lớn màu vàng (cấp thứ 2 trong 4 cấp cảnh báo) trong ngày 21 và 22/7. Trước đó, nước này đã phải liên tiếp phát đi cảnh báo mưa lớn trong 41 ngày, dài nhất kể từ năm 2007 đến nay.
Một ngôi làng bị cô lập trong lũ ở tỉnh An Huy. (Ảnh: Tân Hoa Xã).
Một đợt mưa lớn đang hoành hành tại các tỉnh Tứ Xuyên, Thiểm Tây, khu vực sông Hoài và Hoàng Hà từ ngày 21 đến 23/7. Ngay sau đó, từ 24 đến 27/7, các khu vực này lại xảy ra mưa to, có nơi mưa rất to và tiếp tục ảnh hưởng tới cả khu vực trung và hạ lưu sông Trường Giang. Đến nay, dải mưa chính vẫn đang dao động ở giữa khu vực miền Nam và miền Bắc Trung Quốc.
Như vậy, trong khoảng 1 tuần tới, lưu vực sông Hoài sẽ phải gánh chịu liên tiếp 2 đợt mưa lớn. Trước đó, hôm 20/7, con sông nằm giữa dòng Trường Giang và Hoàng Hà này đã phải phát đi báo động đỏ. Tối cùng ngày, đập Vương Gia, con đập quan trọng số 1 trên sông Hoài đã lần đầu tiên phải mở cửa xả lũ sau 13 năm. Những ngày tới, áp lực chống lũ vẫn sẽ đè nặng lên con sông này.
Theo số liệu thống kê của Đài Khí tượng Trung ương Trung Quốc, từ tháng 6 đến nay, lượng mưa trung bình trên lưu vực sông Trường Giang của nước này ở mức 485,1mm, nhiều hơn hàng năm 54,1%, nhiều nhất cùng kỳ trong lịch sử. Lưu vực sông Hoài cũng có lượng mưa trung bình 396,1mm, nhiều hơn hàng năm 51,1%, đứng thứ 5 kể từ khi Trung Quốc ghi chép số liệu khí tượng đến nay.
Trong khi đó, mực nước tại các hồ chứa trên thượng lưu sông Hoàng Hà đều đang tiến gần tới mức báo động. Trung Quốc đang cùng lúc phải phòng chống lũ ở ca 3 con sông quan trọng: Trường Giang, Hoàng Hà và sông Hoài. Bộ Nông nghiệp Nông thôn nước này vừa ra thông báo, yêu cầu các cấp đặt nhiệm vụ phòng chống lũ lụt và cứu trợ, giảm nhẹ thiên tai lên vị trí quan trọng hàng đầu trong công tác sản xuất nông nghiệp hiện nay.

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?
Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không nóng ẩm quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

6 hiện tượng thiên nhiên tuyệt đẹp chỉ có vào mùa đông
Sấm tuyết, hoa sương đá, sương băng cứng... là những hiện tượng thiên nhiên kỳ thú đến không ngờ.

Ngày xưa ông cha ta tránh bão như thế nào?
Do không có phương tiện dự báo thời tiết nên cha ông ta nhận biết dấu hiệu của bão bằng cách quan sát tự nhiên.

Hiện tượng băng tan để lại những hậu quả nặng nề như thế nào?
Hiện nay bên cạnh việc đối mặt với sự ô nhiễm trầm trọng của môi trường hay hiện tượng hiệu ứng nhà kính… thì Trái Đất của chúng ta còn đang phải đối mặt với một hiện tượng đáng lo ngại nữa đó chính là hiện tượng băng tan ở cả 2 cực (Bắc cực và Nam cực).

7 điều ít biết về cầu vồng
Hai người cùng quan sát không thể nhìn thấy sắc màu giống nhau từ cùng một chiếc cầu vồng hay có thể dùng kính phân cực để làm "cầu vồng" biến mất, là hai trong số nhiều điều thú vị về hiện tượng thiên nhiên đẹp mắt này.

Cầu vồng chỉ xuất hiện sau mưa mùa hè?
Sau những cơn mưa rào vào mùa hè, trên nền trời thường xuất hiện một dải cầu vồng với bảy sắc màu: đỏ, da cam, vàng, lục, lam, chàm tím được tạo nên bởi ánh sáng mặt trời bị khúc xạ từ những hạt nước.
