Sông Hồng cạn trong con mắt nhà khoa học

Mực nước sông Hồng đoạn qua Hà Nội hiện xuống thấp nhất trong hơn 100 năm qua, nhiều chỗ cạn trơ đáy. Nhiều người cho rằng đây là do biến đổi khí hậu, song các nhà khoa học lại có cái nhìn khác.

Từ giữa tháng 11 đến nay, mực nước đoạn qua Hà Nội liên tục ở mức thấp, dao động từ 1 - 1,5m. Sáng 10/12, mực nước ở chỗ sâu nhất chỉ đạt 1,36 m, thấp hơn nhiều so với cùng kỳ năm trước.

Tiến sĩ Nguyễn Hữu Ninh, Giám đốc Trung tâm Nghiên cứu, giáo dục môi trường và phát triển, nhà khoa học chuyên nghiên cứu về biến đổi khí hậu khẳng định: “Ngăn nước làm thủy điện, chặt phá rừng… khiến hạn hán là đương nhiên”.

Nên xem lại cách vận hành hồ thủy điện

Từng nhiều lần “vi hành” tìm hiểu việc sử dụng nguồn nước, bà Đỗ Hồng Phấn, Trưởng ban cố vấn Mạng lưới Cộng tác vì nước Việt Nam cho rằng, đây chính là câu chuyện kỹ thuật trong việc điều tiết nguồn nước từ các hồ thủy điện. Việc giải thích do thiên nhiên, hay El Nino chỉ là “cớ” và cũng chỉ tác động một phần rất nhỏ.

Theo bà Phấn, từ khi thủy điện Hòa Bình đi vào hoạt động (năm 1988), sông Hồng đã có nhiều thay đổi. Theo đúng thiết kế, vào mùa cạn, nước đầu nguồn xả xuống từ từ, như vậy sông không bao giờ cạn quá.

Vào mùa lũ, nước được giữ lại trong hồ nên đỉnh lũ trên sông thường thấp hơn bình thường. Thế nhưng có vẻ việc vận hành đã không tuân theo quy trình thiết kế.

Sông Hồng cạn trong con mắt nhà khoa học

Sông Hồng đoạn qua Hà Nội có nhiều chỗ cạn trơ đáy, người dân có thể đi lại dưới lòng sông.

Trong một ngày đêm, ban đêm dùng ít điện, ban ngày dùng nhiều. Thủy điện phải điều tiết bằng cách vào khoảng 0h đến 8-9h sáng đóng cửa tuốc-bin, đến giờ cao điểm sẽ mở hết các tuốc-bin.

Như vậy, khi đóng cửa xả nước vào ban đêm, nước bị ứ lại trong hồ chứa, cuối dòng sông sẽ xảy ra hiện tượng khô cạn. “Đáng ra phải làm theo đúng nhiệm vụ thiết kế, đảm bảo phải có 600 m3/s ngày, đêm xả nước, kể cả khi nhu cầu điện không cao vào ban đêm. Thế nhưng họ đã không làm như vậy. Những người làm kỹ thuật biết rõ điều này”, bà Phấn khẳng định.

Ông Đặng Duy Hiển, Trưởng phòng Quản lý tưới tiêu, Cục Thủy lợi, Bộ Nông nghiệp - Phát triển nông thôn cho biết: Nguồn nước hạ lưu các sông phụ thuộc nhiều vào nguồn nước từ thượng lưu. Ở miền Bắc có ba sông cung cấp nước cho sông Hồng là sông Đà, sông Lô và sông Thao. Trên các nhánh sông này cũng có ba hồ thủy điện là Hòa Bình, Thác Bà và Tuyên Quang.

Thủy điện phát điện nhiều sẽ xả nước ra sông nhiều. Tuy nhiên, hiện hệ thống điện quốc gia có thể cân đối bằng nhiệt điện, nên thủy điện đang chạy cầm chừng. Thủy điện đang tích nước cho mùa khô nên không xả nước vô công, họ phải để dành nước để phát điện trong mùa khô. “Thủy điện phát rất ít, xả ít nước nên mực nước sông Hồng cũng xuống thấp”, ông Hiển nhận định.

Không nên đổ hết lỗi cho biến đổi khí hậu

Tiến sĩ Ninh cho rằng, việc sông Hồng cạn cũng không quá khó hiểu. Đó chính là do con người chặt phá rừng đầu nguồn nên khả năng giữ nước không còn. Vì thế vào mùa lũ, lũ mạnh hơn còn mùa hạn cũng hạn ghê gớm hơn. Cộng thêm yếu tố ngăn đập để làm thủy điện mới dẫn đến sự cạn kiệt của dòng sông như những ngày qua.

Ông Đinh Văn Hùng, Phó giám đốc Trung tâm Địa môi trường và tổ chức lãnh thổ (Liên hiệp các Hội Khoa học - Kỹ thuật Việt Nam) cũng cho rằng không thể đổ lỗi cho biến đổi khí hậu vì sự thay đổi của tự nhiên có chu kỳ rất dài, có thể lên đến hàng trăm năm. “Sự thay đổi của tự nhiên là có, nhưng không rõ rệt như vậy”, ông Hùng nói.

Tiến sĩ Ninh cho rằng để xác định cụ thể nguyên nhân khiến mực nước sông Hồng xuống thấp cần phải có nghiên cứu riêng và chính xác về dòng chảy, số lượng rừng…và phải xem xét trong một thời gian dài. Tuy nhiên, theo ông, khi nước để phát điện còn không đủ thì khó có thể xả cho các mục đích khác. Vì vậy, cần phải xem lại các hồ thủy điện và việc sử dụng nguồn nước.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Dự án Ecobrick: tái chế nhựa làm gạch xây nhà, giải pháp hiệu quả bậc nhất thời điểm hiện tại

Một cách tuyệt vời để tái chế thứ rác thải nhựa độc hại, khó phân hủy. Dưới hình dạng những viên gạch ecobrick, ta bắt chúng tiếp tục phục vụ cuộc sống cho tới cuối vòng đời của nhựa thì thôi!

Đăng ngày: 22/07/2018
Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Tại sao bão thường theo hướng Tây -Tây Bắc?

Dự báo hướng di chuyển của bão cũng giống như dự báo tốc độ di chuyển được xác định là hướng di chuyển trung bình (hướng chủ đạo) của cơn bão trong thời hạn 12h hoặc 24h.

Đăng ngày: 21/07/2018
Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Vết nứt lan rộng tại siêu núi lửa hoạt động mạnh nhất thế giới - các chuyên gia nói gì?

Mới đây, nhân viên tại Công viên quốc gia Grand Teton của Mỹ đã phải tạm thời đóng cửa một số khu vực, khi các vết nứt trên mặt đất ngày càng xuất hiện nhiều hơn.

Đăng ngày: 20/07/2018
Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Đừng thờ ơ trước biến đổi khí hậu, nó sẽ khiến bạn mất kết nối internet trong tương lai gần

Ngày nay, internet dần trở thành yếu tố quan trọng trong cuộc sống con người, thậm chí, nó còn là nhu cầu thiết yếu giống như đồ ăn, thức uống vậy.

Đăng ngày: 19/07/2018
Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng

Mùa bão 2018: Bão dịch chuyển bất thường, cần đề phòng những vùng "ít nhạy cảm"

Khu vực miền Trung luôn được ví là “rốn bão”, còn miền Nam lại hiếm khi có bão. Tuy nhiên, xu hướng bão đang có sự dịch chuyển dần về phía Nam và xuất hiện ở những vùng ít khi có bão.

Đăng ngày: 19/07/2018
Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Bão Sơn Tinh suy yếu thành áp thấp, Bắc Trung Bộ mưa lớn

Đêm 18/7, bão đã đổ bộ vào đất liền, vùng tâm bão khu vực ven biển các tỉnh Nghệ An, Thanh Hoá gió mạnh cấp 7.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News