Sóng là nguyên nhân khiến 96% sinh vật tuyệt chủng ở kỷ Permi

Các nhà khoa học mới đưa ra một giải thuyết mới lý giải cho sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi khiến 96% sinh vật trên Trái đất diệt vong. Theo đó, các con sóng được cho là nguyên nhân dẫn tới thảm họa này.

Sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi diễn ra cách đây khoảng 252 triệu năm. Theo giải thích của Bảo tàng lịch sử tự nhiên, Mỹ, lúc đó, cả Trái đất chỉ có một siêu lục địa có tên gọi là Pangaea.

Khi đó, nhiệt độ trên Trái đất rất nóng và khô. Cho tới cuối kỷ Permi, nhiệt độ đạt mức cao kỷ lục. Rất nhiều loài động thực vật trên cạn và dưới nước đã bị đe dọa sự sống. Tuy nhiên, chỉ tới khi các núi lửa hoạt động thì mọi việc mới thực sự tồi tệ.

Một lượng lớn dung nham bazan đã bao phủ một diện tích gấp 7 lần diện tích của nước Pháp và khí sulphur dioxide từ những vụ phun trào núi lửa đã tạo ra những cơn mưa axit bao phủ toàn Trái đất.

Sóng là nguyên nhân khiến 96% sinh vật tuyệt chủng ở kỷ Permi
Các con sóng được cho là có liên quan tới sự tuyệt chủng của 96% sinh vật biển kỷ Permi.

Khi khí carbon dioxie được giải phóng vào không khí, nhiệt độ trái đất tăng lên nhanh chóng, khiến nước biển cũng nóng lên khiến nước bị thiếu oxy, dẫn tới nhiều loài sinh vật biển bị chết và phá hủy chuỗi thức ăn của hệ sinh thái.

Tuy nhiên các nhà khoa học vẫn chưa thống nhất về nguyên nhân dẫn tới sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi (cách đây khoảng 252 triệu năm) - còn được biết đến với tên gọi Sự chết chóc kinh hoàng.

Học thuyết mới được các nhà nghiên cứu đưa ra khi tiến hành nghiên cứu các mẫu đá thuộc Canada và Nhật – những khu vực trước kia thuộc Đại dương Phanthalassic. Họ phát hiện thấy khí sulphur oxide có lẫn với các loại khí sulphur khác. Điều này cho thấy các loại khí này đã bị trộn lẫn với nhau, khiến nồng độ chất độc trong nước tăng và đây là nguyên nhân các sinh vật biển không thể sống sót.

Theo các nhà nghiên cứu, các khí sulphur bị trộn với nhau chỉ ngay trước khi xảy ra sự kiện tuyệt chủng kỷ Permi. Đây cũng là nguyên nhân vì sao phải mất gần 10 triệu năm sau, sự sống dưới đại dương mới được phục hồi.

Các khí bị trộn lẫn dưới đại dương được cho là do hiện tượng shoaling, nghĩa là các con sóng bị biến dạng khi độ sâu của nước không bằng một nửa chiều dài của sóng. Hiện tượng này dẫn tới hiện tượng giảm vận tốc truyền sóng cũng như bước sóng. Khi biển bị quấy động, khí sulphide ở dưới đáy biển bị khuấy lên và hòa trộn với nước biển, khiến các sinh vật bị ngộ độc, không thể sinh sống nổi.

Tuy nhiên, nhóm nghiên cứu không hề đưa ra nguyên nhân dẫn tới hiện tượng shoaling cũng như mối liên hệ của nó tới sự tuyệt chủng của sinh vật trên cạn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Biểu tượng cảm xúc xuất hiện từ 382 năm trước?

Biểu tượng cảm xúc xuất hiện từ 382 năm trước?

Chính thức được tạo ra trong những năm cuối 1990 như là một hình thức thể hiện cảm xúc kỹ thuật số, đến nay có khoảng 6 tỷ biểu tượng cảm xúc được gửi trên toàn thế giới mỗi ngày.

Đăng ngày: 08/02/2017
Phát hiện ra căn bệnh nghiêm trọng trong xác ướp

Phát hiện ra căn bệnh nghiêm trọng trong xác ướp "Công chúa Altai"

Theo Sputnik, mới đây một nhóm các nhà học của Nga đã phát hiện ra căn bệnh mới nghiêm trọng của

Đăng ngày: 07/02/2017
Mộ cổ hoàng gia hơn 3.000 năm được tìm thấy ở Ai Cập

Mộ cổ hoàng gia hơn 3.000 năm được tìm thấy ở Ai Cập

Ngôi mộ trang trí công phu của một người ghi chép hoàng gia sống cách đây hơn 3.000 năm được tìm thấy ở thành phố Luxor, Ai Cập.

Đăng ngày: 06/02/2017
Di tích thời tiền sử trong hang động núi lửa ở Đắk Nông

Di tích thời tiền sử trong hang động núi lửa ở Đắk Nông

Mới đây, các nhà khoa học đã phát hiện ra nhiều di tích và di vật khảo cổ trong các hang động núi lửa Krông Nô, Đắk Nông - hệ thống hang động núi lửa đẹp nhất ĐNA mới được công bố năm 2014.

Đăng ngày: 05/02/2017
Bí ẩn xác ướp hoàng gia 2200 tuổi nghiện ngập và thích xăm trổ đã được hé mở

Bí ẩn xác ướp hoàng gia 2200 tuổi nghiện ngập và thích xăm trổ đã được hé mở

Các xác ướp sở hữu tấm vải liệm cổ xưa nhất thế giới hóa ra cũng... nghiện ngập và xăm trổ.

Đăng ngày: 03/02/2017
Kinh ngạc khi phát hiện dương vật giả trong lăng mộ cổ Trung Quốc

Kinh ngạc khi phát hiện dương vật giả trong lăng mộ cổ Trung Quốc

Những phát hiện khảo cổ mới đây về một số đồ vật mà giới quý tộc Trung Quốc dưới thời nhà Hán (năm 206 TCN - 220 SCN) từng sử dụng có lẽ sẽ khiến nhiều người phải bất ngờ.

Đăng ngày: 03/02/2017
Biệt thự La Mã gần nguyên vẹn sau 1.000 năm nằm dưới công viên

Biệt thự La Mã gần nguyên vẹn sau 1.000 năm nằm dưới công viên

Các nhà khoa học Anh phát hiện dấu tích của ba biệt thự La Mã gần như nguyên vẹn bên dưới công viên ở trung tâm thành phố.

Đăng ngày: 31/01/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News