Sóng nhiệt kỷ lục xuất hiện ở cả hai cực của Trái đất

Các vùng ở Nam Cực đã tăng lên 40 độ C so với mức bình thường và cùng lúc đó, ở Bắc Cực đã tăng hơn 30 độ C.

Các đợt sóng nhiệt đáng kinh ngạc xảy ra ở cả hai cực của Trái đất đang khiến cộng đồng khoa học khí hậu phải lo lắng. Họ cảnh báo hiện tượng chưa từng có tiền lệ này có thể là dấu hiệu cho thấy tình biến đổi vỡ khí hậu đang diễn ra nhanh hơn và đột ngột hơn.

Sóng nhiệt kỷ lục xuất hiện ở cả hai cực của Trái đất
Băng tan chảy ở phía Tây Nam Greenland. (Ảnh: AP).

Tờ Guardian đưa tin nhiệt độ ở Nam Cực đã lập kỷ lục vào cuối tuần qua, cao hơn mức bình thường 40 độ C. Cùng lúc đó, các trạm thời tiết gần cực Bắc cũng nhận thấy dấu hiệu băng tan chảy, với một số nơi có nhiệt độ cao hơn bình thường đến 30 độ C.

Vào thời điểm này trong năm, Nam Cực thường nhanh chóng lạnh đi sau mùa hè, và Bắc Cực chỉ từ từ tăng nhiệt khi thời gian ban ngày dài ra sau mùa đông. Đối với cả hai cực, hiện tượng tăng nhiệt cùng lúc như vậy là chưa từng có.

Năm ngoái, trong chương đầu tiên của đánh giá toàn diện về khoa học khí hậu, Ủy ban liên chính phủ về biến đổi khí hậu đã lên tiếng báo động về những tín hiệu nóng lên chưa từng có đã xảy ra - dẫn đến một số thay đổi chẳng hạn như tan băng ở vùng cực Trái đất - có thể nhanh chóng trở nên không thể đảo ngược.

Được đánh giá là mối nguy hiểm cao gấp đôi, sóng nhiệt ở các cực là một tín hiệu rõ ràng cho thấy những thiệt hại mà nhân loại đang phải gánh chịu đối với khí hậu. Và tình trạng băng tan chảy cũng có thể gây ra những thay đổi tiếp theo đẩy nhanh quá trình biến đổi khí hậu.

Khi băng tan chảy, đặc biệt là ở Bắc Cực, nó để lộ ra vùng biển tối hấp thụ nhiều nhiệt hơn và làm hành tinh ấm lên hơn nữa. Trong khi đó, phần lớn băng ở Nam Cực bao phủ lấy đất liền nên khi tan chảy sẽ làm tăng mực nước biển.

Ông Michael Mann, Giám đốc Trung tâm Khoa học Hệ thống Trái đất tại Đại học Bang Pennsylvania (Mỹ), cho biết thời tiết khắc nghiệt đang vượt quá dự đoán đến mức đáng lo ngại. Ông nói: “Các mô hình đã hoàn thành tốt công việc dự báo về sự nóng lên tổng thể, nhưng chúng tôi lập luận rằng những sự kiện cực đoan đang vượt quá dự đoán của mô hình. Và chúng ta cần hành động cấp bách".

Những hình thái thời tiết chưa từng có tiền lệ gần đây đã xảy ra sau một loạt các đợt nắng nóng đáng báo động của năm 2021. Khi đó, nhiệt độ đã xấp xỉ ngưỡng 50 độ C tại khu vực phía Tây Bắc Thái Bình Dương của Mỹ và Canada, khiến hàng trăm người tử vong.

Hãng tin AP cho biết một trạm thời tiết ở Nam Cực đã đánh bại kỷ lục trong lịch sử của nó khi ghi nhận nhiệt độ 15 độ C. Một trạm ven biển khác từng bị đóng băng sâu vào thời điểm này trong năm hiện 7 độ C trên mức đóng băng. Trong khi đó, ở Bắc Cực, một số nơi tăng lên 50 độ C.

Nhà khoa học Walt Meier tại Trung tâm Dữ liệu Băng và Tuyết Quốc gia Mỹ cho hay: “Hai cực là nơi đối lập nhau. Bạn hiếm khi thấy cả hai cực Bắc và Nam tan chảy cùng một lúc. Đó chắc chắn là một sự cố bất thường”. 

Nhà khoa học băng Ted Scambos của Đại học Colorado, người vừa trở về sau chuyến thám hiểm địa cực, nói với hãng tin AP rằng: “Tôi chưa bao giờ thấy bất cứ thứ gì như thế này ở Nam Cực”.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Hạt nhựa từ lốp xe khiến nhiều loài cá và tôm khó bơi, chết bất thường

Hạt nhựa từ lốp xe khiến nhiều loài cá và tôm khó bơi, chết bất thường

Lại thêm một tác hại nguy hiểm của ô nhiễm nhựa đối với hệ sinh thái và sức khỏe của nhiều loài sinh vật.

Đăng ngày: 22/03/2022
Nhân chứng mô tả máy bay Trung Quốc

Nhân chứng mô tả máy bay Trung Quốc "vỡ nát hoàn toàn"

Máy bay Boeing 737 của China Eastern vỡ tan sau khi đâm xuống đất, nhiều mảnh vụn quần áo mắc trên cây tại hiện trường, theo các nhân chứng. - VnExpress

Đăng ngày: 22/03/2022
Phát hiện hồ nước thiêng 2.500 tuổi chưa được khám phá tại Ý

Phát hiện hồ nước thiêng 2.500 tuổi chưa được khám phá tại Ý

Một hồ nước thiêng được người Phoenicia cổ đại sử dụng cho mục đích tôn giáo và theo dõi chuyển động của các ngôi sao đã được phát hiện tại thành phố đảo Motya cũ của Ý.

Đăng ngày: 21/03/2022
Miền Bắc sắp đón liên tiếp 3 đợt không khí lạnh

Miền Bắc sắp đón liên tiếp 3 đợt không khí lạnh

Dự báo từ nay cho đến hết tháng 3-2022, các tỉnh miền Bắc sẽ chịu ảnh hưởng của 3 đợt không khí lạnh.

Đăng ngày: 21/03/2022
Các nhà khoa học Nga biến chất thải hạt nhân nguy hiểm thành gốm sứ

Các nhà khoa học Nga biến chất thải hạt nhân nguy hiểm thành gốm sứ

Công nghệ mới dựa trên một chất hấp thụ mới, giúp tập trung hiệu quả các hạt nhân phóng xạ từ các chất thải hạt nhân khác nhau và biến chúng thành đồ gốm sau một phương pháp gia nhiệt đặc biệt.

Đăng ngày: 21/03/2022
Biến không khí thành nước ngọt để trồng trọt trên sa mạc

Biến không khí thành nước ngọt để trồng trọt trên sa mạc

Bằng cách biến không khí thành nước ngọt, nhóm nghiên cứu đã trồng thành công rau bina trên sa mạc Saudi Arabia vào tháng 6 khi nhiệt độ ban ngày lên tới 55 độ C.

Đăng ngày: 18/03/2022
Bụi Sahara biến bầu trời châu Âu thành màu cam

Bụi Sahara biến bầu trời châu Âu thành màu cam

Đám bụi lớn từ sa mạc Sahara khiến chất lượng không khí ở nhiều nơi tại châu Âu giảm 5 lần và có thể tạo ra “mưa máu”.

Đăng ngày: 18/03/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News