Phát hiện "phù thủy xanh lục" - thứ làm cho Trái đất có sự sống

Trái đất từng là một quả cầu lửa đáng sợ với bầu khí quyển chết chóc đầy carbon dioxide chết chóc. Nhưng một thứ bí ẩn đã trỗi dậy, biến địa cầu thành trong lành rồi chui sâu vào lòng đất ẩn mình suốt hàng tỉ năm qua.

Như các bằng chứng cho thấy, y như cái tên của liên đại địa chất đầu tiên - Hadean, tức Liên đại Hỏa Thành - Trái đất từng là một quả cầu lửa khó sống, bầu trời bao phủ bởi mây carbon dioxide như Sao Kim, theo tờ Sci-Tech Daily.

Nhưng rồi nó đã biến đổi một cách ngoạn mục và ngày một trở nên dễ thở hơn, mát mẻ hơn. Ngoài sự nguội đi tự nhiên của hành tinh, các bằng chứng địa chất cho thấy Trái đất đã trải qua một cuộc lột xác kỳ lạ, trong đó carbon dioxide chết chóc nhanh chóng bị tiêu trừ.


Trái đất đã kết thúc giai đoạn "cầu lửa địa ngục" bởi sự trợ giúp của các tảng đá "phù thủy xanh lục" bí ẩn - (Ảnh: Simone Marchi, Southwest Research Institute)

Hai nhà địa chất học Jun Korenaga và Yoshinori Miyazaki từ Đại học Yale (Mỹ) đã kết hợp các khía cạnh nhiệt động lực học, cơ học chất lỏng và vật lý khí quyển để tái tạo lại mô hình Trái đất và đi đến kết luận rằng địa cầu sơ khai được bao phủ bởi một loại đá đã không còn tồn tại.

Đó là những tảng đá giàu khoáng chất tên pyroxene, có thể có màu xanh lá cây đẹp mắt, cực kỳ giàu ma-giê.

Các khoáng chất giàu ma-giê này đã phản ứng mạnh với carbon dioxide để tạo ra cacbonat, đóng vai trò quan trọng trong việc cô lập carbon trong khí quyển.

Khi Trái đất nóng chảy bắt đầu đông đặc, lớp phủ ấm và ngậm nước của nó - lớp đá dày 3.000 km của hành tinh - cũng có sự chuyển đổi mạnh mẽ, kết hợp với các tảng đá "phù thủy xanh" đẩy lùi carbon diodixe đáng ghét chỉ trong vòng 160 triệu năm.

"Như một phần thưởng bổ sung, những tảng đá kỳ lạ này sẽ dễ dàng phản ứng với nước biển để tạo ra một dòng lớn hydro, cần thiết cho việc tạo ra các phân tử sinh học" - giáo sư Korenaga nói thêm.

Sau giai đoạn kỳ diệu đó, lớp đá màu xanh lục huyền bí này đã theo quá trình kiến tạo mảng phức tạp của Trái đất chìm sâu vào lớp phủ, kết thúc sứ mệnh.

Nghiên cứu vừa được công bố trên Nature.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Chòm sao Thiên Nga (Cygnus)

Trong dải Ngân hà có một chòm sao trông tựa như một con ngỗng trời đang vươn thẳng cảnh bay. Đó là chòm sao Thiên nga. Chòm sao này  cùng với chòm sao Thiên ưng và Thiên cầm hai bên bờ Ng&acir

Đăng ngày: 20/04/2025
Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Những sự thật thú vị về vũ trụ có thể bạn chưa biết

Cho tới nay, thế giới vũ trụ rộng lớn vẫn còn là chứa đựng nhiều điều bí ẩn mà khoa học hiện đại vẫn chưa khám phá hết.

Đăng ngày: 17/04/2025
Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Tên lửa hoạt động như thế nào trong không gian?

Trên thực tế, ở không gian vũ trụ không có không khí, vậy làm thế nào tên lửa có thể đốt cháy động cơ và nhiên liệu thiết yếu cần có trong không gian?

Đăng ngày: 16/04/2025
10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

10 điều kỳ lạ nhất của vũ trụ

Lỗ đen có kích thước tương đương hạt nhân nguyên tử, thiên hà "ăn thịt", những hạt vật chất có khả năng đâm xuyên qua lớp chì dày hàng chục km chỉ là vài trong số những phát hiện gây sốc nhất về không gian bên ngoài trái đất.

Đăng ngày: 16/04/2025
Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Sống trên Mặt trăng hay sao Hỏa tốt hơn? Khoa học đã có câu trả lời!

Liệu nên sống ở Mặt trăng hay sao Hỏa nếu con người cần di chuyển đến một nơi ở khác ngoài Trái đất?

Đăng ngày: 15/04/2025
Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Các hành tinh trong Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời (hay Thái Dương Hệ) là hệ hành tinh gồm có Mặt Trời ở trung tâm và các vật quay xung quanh.

Đăng ngày: 12/04/2025
Tổng quan về sao Hỏa

Tổng quan về sao Hỏa

Sao Hỏa còn gọi là: Hỏa Tinh, là hành tinh thứ tư tính từ Mặt Trời trong Thái Dương Hệ. Đôi khi hành tinh này còn được gọi tên là Hỏa Tinh.

Đăng ngày: 11/04/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News