Sóng nhiệt tháng tư tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á
Đợt nắng nóng khắc nghiệt được mô tả là “sóng nhiệt tháng 4 tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á” giữa lúc các kỷ lục nhiệt độ được ghi nhận Ấn Độ, Trung Quốc, Thái Lan và Lào.
Đợt nắng nóng gay gắt quét qua phần lớn châu Á, gây ra nhiều trường hợp tử vong và trường học phải đóng cửa ở Ấn Độ trong khi nhiệt độ lên tới mức kỷ lục ở Trung Quốc, theo Guardian.
Nhiều kỷ lục bị phá vỡ
Đợt nắng nóng gay gắt này quét qua phần lớn châu Á.
Maximiliano Herrera, nhà khí hậu học và chuyên gia sử học thời tiết, mô tả tình trạng nhiệt độ cao bất thường là “đợt nắng nóng tháng tư tồi tệ nhất trong lịch sử châu Á”.
Tại Trung Quốc, truyền thông địa phương đưa tin nhiệt độ kỷ lục trong tháng tư đã được ghi nhận ở nhiều địa điểm, bao gồm Thành Đô, Chiết Giang, Nam Kinh, Hàng Châu và các khu vực khác thuộc vùng đồng bằng sông Trường Giang.
Theo chuyên gia Herrera, nhiệt độ nóng bất thường cũng được báo cáo ở Đông Nam Á, trong đó có Luang Prabang (Lào), nơi ghi nhận mức nhiệt 42,7 độ C trong tuần này, đánh dấu nhiệt độ cao nhất trong lịch sử nước này.
Tại Thái Lan, cơ quan khí tượng cho biết nhiệt độ đạt 44,6 độ C ở tỉnh Tak hôm 16/4 - tương đương với kỷ lục trước đó ghi nhận được ở Mae Hong Son vào ngày 28/4/2016. Nhiệt độ được dự đoán có thể lên tới 45 độ C trong tuần này.
Tại Bangladesh, quốc gia nằm trên tuyến đầu trong cuộc khủng hoảng khí hậu, nhiệt độ tăng vọt trên 40 độ C ở thủ đô Dhaka hôm 15/4, ngày nóng nhất trong 58 năm, khiến mặt đường nóng chảy. Một quan chức của Bộ Môi trường, Rừng và Biến đổi khí hậu cho biết nếu nắng nóng không hạ nhiệt, họ sẽ ban bố tình trạng khẩn cấp về nhiệt độ ở một số khu vực.
Một con hổ Bengal hoàng gia bơi tại vườn thú quốc gia Bangladesh ở Dhaka. (Ảnh: Syed Mahamudur Rahman/NurPhoto/Shutterstock).
Nguy hiểm
Trong những năm gần đây, Ấn Độ trở nên đặc biệt dễ bị ảnh hưởng bởi nhiệt độ cực đoan và các chuyên gia lo ngại rằng năm nay có thể còn tồi tệ hơn.
Đợt nắng nóng tháng tư đã tàn phá các bang phía bắc và đông Ấn Độ.
Trong tuần này, cơ quan khí tượng nước này đã đưa ra cảnh báo màu cam về đợt nắng nóng nghiêm trọng ở các vùng của Bihar, Jharkhand, Odisha, Andhra Pradesh và Tây Bengal. Tất cả bang này đều có tỷ lệ lao động nông thôn cao và những người lao động buộc phải làm việc bên ngoài ngay cả khi nhiệt độ và độ ẩm tăng cao.
Sáu thành phố ở phía bắc và đông Ấn Độ ghi nhận nhiệt độ trên 44 độ C trong khi nhiệt độ ở thủ đô Delhi lên tới 40,4 độ C hôm 18/4. Đợt nóng dự kiến tiếp tục cho đến ít nhất là ngày 21/4.
“Các đợt nắng nóng có thể sẽ tiếp tục ở Tây Bengal và một phần của Bihar trong bốn ngày tới. Chúng tôi đã đưa ra một cảnh báo màu da cam cho khu vực do độ ẩm và nhiệt độ cao. Mọi người nên có biện pháp phòng ngừa. Khu vực này có thể sẽ chứng kiến giông bão từ ngày 20/4 khi sóng nhiệt có thể giảm bớt”, Cục Khí tượng Ấn Độ hôm 18/4 cho biết.
Nắng nóng khốc liệt ở Ấn Độ được dự đoán sẽ còn tồi tệ hơn. (Ảnh: Reuters).
Nhiệt độ tăng cao ở Ấn Độ đã khiến một số bang phải đóng cửa trường học, trong khi 13 người chết và 8 người khác phải điều trị do say nắng sau một sự kiện trao giải được tổ chức ngoài trời ở bang Maharashtra.
Lãnh đạo bang Tây Bengal, Mamata Banerjee, đã quyết định đóng cửa tất cả trường học trong bang trong tuần này do lo ngại về nắng nóng gay gắt, đồng thời kêu gọi các tổ chức giáo dục tư nhân thực hiện biện pháp tương tự. Bà cho biết trẻ em đã gặp các vấn đề về sức khỏe như đau đầu do nắng nóng.
Các trường học cũng đã bị đóng cửa trong tuần này ở Tripura và Odisha, trong khi ở Delhi, các trường học sẽ không còn tổ chức các lớp học buổi chiều.
Thời tiết nắng nóng bất thường cũng khiến Thái Lan phải cảnh báo về sức khỏe. Cơ quan y tế nnước này cảnh báo về nguy cơ say nắng, đặc biệt đối với những người tập thể dục hoặc làm việc nhiều giờ bên ngoài, chẳng hạn như công nhân xây dựng và nông dân.
Nhiệt độ cao có thể tiếp tục gia tăng ở Thái Lan sau những tháng mùa hè, gây ra hạn hán và khả năng mất mùa.

Siêu hạn hán ở Mỹ: Mặt hồ trơ đáy nứt nẻ, xác cá khô cứng tạo nên khung cảnh siêu thực
Một chiếc thuyền máy cũ vô chủ nhô lên khỏi lớp bùn đất nứt nẻ như một tấm bia mộ khổng lồ. Văn bia của nó có thể viết: Đây là vùng nước của Hồ Mead.

Bí ẩn thác nước chảy vào "Chiếc ấm của Quỷ dữ"
Thác nước đôi Devil’s Kettle, thuộc bang Minnesota, Hoa Kỳ, có một dòng chảy vào hồ Superior; tuy nhiên, điểm đến của dòng kia đến bây giờ vẫn còn là một ẩn số của thiên nhiên…

Đặc điểm nổi bật của khí hậu châu Phi là gì?
Nhắc đến châu Phi là nhắm đến châu lục với nhiệt độ nóng bức quanh năm. Một châu lục với nhiều điều kiện phát triển kinh tế khó khăn, lạc hậu.

Khí hậu Địa Trung Hải
Các loại hình khí hậu trên thế giới rất đa dạng, các nhà thủy văn học thường căn cứ vào đặc điểm của vùng để đặt tên cho khí hậu như: khí hậu sa mạc, khí hậu thảo nguyên, khí hậu rừng mưa,... duy có kh&iacu

Tại sao những vùng rừng núi thường mưa nhiều?
Theo thống kê, lượng mưa đo được ở những vùng có mật độ rừng núi che phủ lớn gấp mấy lần ở những nơi không có rừng núi. Lượng mưa nhiều hay ít được quyết định bởi lượng hơi nước trong không khí.

Một loại nhiên liệu bỗng chốc "tái sinh" trong bối cảnh khủng hoảng năng lượng toàn cầu
Trong lúc toàn thế giới đang hướng đến mục tiêu giảm tối đa lượng cacbon, không ai ngờ được loại nhiên liệu gây hại cho môi trường này đột nhiên "một bước lên mây".
