Sống sót sau 47 ngày mất tích ở dãy Himalaya
Một sinh viên 21 tuổi người Đài Loan vừa được cứu sống trên dãy Himalaya vào ngày 26/4, 47 ngày sau khi anh này và bạn gái mất tích.
Anh Liang Sheng Yueh được đội tìm kiếm và cứu hộ phát hiện tại một hẻm núi ở độ cao 2.600m, gần ngôi làng Tipling ở quận Dhading - Nepal. Tuy nhiên, bạn đồng hành của anh Liang, cô Liu Chen Chun, 19 tuổi, lại không qua khỏi. Thi thể của cô được phát hiện nằm cạnh anh Liang.
Hiện anh Liang đang được chữa trị tại bệnh viện quốc tế Grandee ở thủ đô Kathmandu và đã qua cơn nguy kịch. Trả lời phỏng vấn đài BBC, bác sĩ Sanjaya Karki cho biết: "Anh Liang có thể nói được nhưng khá chậm. Anh ta nói với tôi rằng cô Liu thiệt mạng 3 ngày trước. Nạn nhân không có chấn thương nào nghiêm trọng nhưng cơ thể có nhiều vết thương do dòi gây ra".
Anh Liang Sheng Yueh tại bệnh viện ở thủ đô Kathmandu - Nepal. (Ảnh: EPA).
Được biết, anh Liang đã sụt mất 30kg kể từ khi mất tích 7 tuần trước. Khi được tìm thấy, tóc nạn nhân đầy chí còn một chân thì bị dòi tấn công. Theo lời các bác sĩ, có vẻ như nạn nhân sống sót phần lớn nhờ nước và muối.
Đài BBC đưa tin đôi nam nữ bị lạc này được người dân địa phương nhìn thấy lần đầu tiên vào lúc 11 giờ ngày 26/4 (giờ địa phương). Ngay sau đó, một chiếc trực thăng đã được cử đến hiện trường.
Anh Liang và cô Liu là sinh viên năm nhất tại trường ĐH Quốc gia Dong Hwa của Đài Loan. Họ đến Nepal hồi tháng 2 từ Ấn Độ và được nhìn thấy lần cuối cùng ở phía Bắc quận Dhading vào ngày 9/3, khi họ quyết định leo núi bất chấp tuyết rơi dày. Khi thấy họ không liên lạc theo hẹn vào ngày 10/3, gia đình của 2 sinh viên mới tìm kiếm sự giúp đỡ 5 ngày sau đó.
Cảnh sát Nepal đã thuê 3 người dẫn đường và 1 chiếc trực thăng để tìm cặp sinh viên. Ngoài ra, các hướng dẫn viên du lịch tại Himalaya và báo đài địa phương cũng được thông báo về sự việc. Tuy nhiên, tuyết rơi dày đặc và những trận sạt lở khiến cuộc tìm kiếm trở nên khó khăn.
Ông Madhav Basnet, một người trong nhóm cứu hộ, cho biết có vẻ như 2 nạn nhân đã "trượt khỏi một con đường khi đang hướng tới làng Ghatlang từ quận Dhading rồi rơi vào một nơi giống như hang động và không thể trèo lên".

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?
Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?
Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết
Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?
Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?
Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?

Vì sao trên mâm cỗ ngày Tết luôn có gà luộc - câu hỏi "tưởng dễ mà khó" đố bạn trả lời
Gà luộc gần như đã là thứ không thể thiếu trên mọi mâm cỗ, đặc biệt là vào ngày Tết. Vậy tại sao nhất thiết phải là gà luộc chứ không chọn thứ đồ khác thay thế?
