Sống sót và thậm chí là "bất tử" là những gì sẽ xảy ra khi rơi vào hố đen đặc biệt này

Một nghiên cứu mới đã thách thức toàn bộ hiểu biết của giới vật lý về hố đen vũ trụ.

Hố đen vũ trụ có thể hiểu là một vùng không - thời gian có lực hấp dẫn vô cùng lớn, đủ sức vặn xoắn cả ánh sáng. Nói cách khác, bất kỳ vật thể nào trên đời - kể cả sinh vật sống - nếu rơi vào đây sẽ ép, bị xé tan nát, vĩnh viễn không còn tồn tại nữa.

Ít nhất, đó là những gì mà hầu hết các nhà vật lý trên đời đều đồng tình. Nhưng theo một nghiên cứu mới đây, có một số loại hố đen vũ trụ có thể vẫn giúp bạn sống sót. Chỉ có điều, bạn sẽ rơi vào một hiện thực hết sức quái đản.

Sống sót và thậm chí là bất tử là những gì sẽ xảy ra khi rơi vào hố đen đặc biệt này
Hố đen có lực hấp dẫn vô cùng lớn, đủ sức vặn xoắn cả ánh sáng.

Các hố đen này không giết chết bạn, nhưng sẽ "huỷ diệt" những gì được cho là "quá khứ" bằng cách đưa bạn đến thứ gọi là "vũ trụ song song". Cuộc sống của bạn lúc này có quá nhiều biến số, và do đó tương lai là vô định.

Ở thế giới của chúng ta ngày nay, quá khứ sẽ quyết định tương lai. Nghĩa là với mỗi hành động ta làm sẽ dẫn đến một và chỉ một tương lai. Nhưng theo các chuyên gia từ ĐH California, Berkeley (Mỹ), loại hố đen này sẽ đẩy chúng ta đến một vũ trụ khác, nơi các định luật vật lý không còn được áp dụng nữa. Với nó, chúng ta thậm chí có thể trở nên "bất tử".

Cụ thể, Peter Hintz - tác giả nghiên cứu - đã phân tích số liệu tương tác của điện tích với một loại hố đen vũ trụ, mang tên "Reissner-Nordström-de Sitter". Đây là một loại hố đen kỳ lạ mà đến giờ khoa học vẫn chưa thể xác định được. Chỉ biết rằng nếu như có ai đó lọt vào loại hố đen này, họ có thể sống sót.

Sống sót và thậm chí là bất tử là những gì sẽ xảy ra khi rơi vào hố đen đặc biệt này
Với hố đen thông thường, chỉ cần đến gần là bị xé toạc.

Thế nhưng, hành trình ấy giống như đi qua hầm vậy, sẽ đưa họ vào một thế giới rất vô định, không thể đoán biết ở đầu bên kia. Đó có thể là một vũ trụ mới, nơi cái gọi là "quan hệ nhân quả" trong vật lý không còn tồn tại nữa. Và hơn nữa, một hành động trong quá khứ có thể dẫn đến rất nhiều tương lai cùng tồn tại trong một thời điểm.

Trên thực tế, đây là hiện tượng được nêu trong Thuyết tương đối rộng của Albert Einstein - lý thuyết đã được sử dụng làm nền tảng trong nhiều thập kỷ để lý giải về lực hấp dẫn.

"Thông thường, định luật với điều kiện cho trước có thể được dùng để xác định các vấn đề sẽ xảy ra trong bất kỳ hệ thống vật lý nào" - trích lời Robert Mann, giáo sư vật lý và toán học tại ĐH Waterloo, Canada.

"Nhưng trong Thuyết tương đối rộng của Einstein thì chẳng nhắc gì đến đặc điểm này".

"Ngay cả khi biết trước toàn bộ năng lượng và sự phân bổ của vật chất trong toàn thể vũ trụ, phương trình của thuyết tương đối rộng cũng không đoán biết được toàn bộ tương lai của không-thời gian".

Sống sót và thậm chí là bất tử là những gì sẽ xảy ra khi rơi vào hố đen đặc biệt này
Có loại hố đen vũ trụ có thể vẫn giúp bạn sống sót đó là hố đen Reissner-Nordström-de Sitter.

Được biết, giáo sư Hintz đã nghiên cứu về một loại hố đen không xoay, trong đó có thứ gọi là "đường chân trời Cauchy" (Cauchy là điểm mọi định mệnh sẽ bị phá vỡ, không còn tương lai biết trước nữa). Với Cauchy, không ai có thể quan sát được nó, vì ánh sáng đi qua đây sẽ bị triệt tiêu hoàn toàn. Thời gian tại đây cũng sẽ chậm hơn vì lực trọng trường cực mạnh.

Nhưng với hố đen Reissner-Nordström-de Sitter, giáo sư Hintz cho rằng đây là ngoại lệ, thông qua các tính toán bằng toán học, không phải vật lý.

"Chẳng nhà vật lý nào có thể đi vào hố đen cả. Đây là phạm trù toán học".

"Nhưng ở góc độ này, các phương trình của Einstein trở nên thú vị hơn bao giờ hết. Vì đằng sau đường Cauchy, chẳng có thứ gì được định đoạt cả".

Theo giáo sư Hintz, sở dĩ nghiên cứu của ông có thể thực hiện được là nhờ vào việc vũ trụ đang giãn nở với vận tốc ngày càng tăng. Khi không-thời gian liên tục bị kéo giãn, phần vũ trụ phía bên kia hố đen lại chẳng bị ảnh hưởng gì.

Trong một số trường hợp - như với hố đen Reissner-Nordström-de Sitter, không-thời gian bị kéo giãn cũng hủy bỏ luôn khả năng giãn nở thời gian trong hố đen, giúp con người đi qua đó mà không ảnh hưởng gì. Chỉ là đích đến là một vũ trụ rất bất định mà thôi.

Nghiên cứu được công bố trên tạp chí Physical Review Letters.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cố gắng hạ cánh xuống sao Mộc?

Điều gì sẽ xảy ra nếu chúng ta cố gắng hạ cánh xuống sao Mộc?

Dành cho những ai chưa biết, hành tinh lớn nhất Hệ Mặt trời chính là sao Mộc. Để dễ so sánh, đường kính của sao Mộc lớn hơn Trái đất của chúng ta khoảng 22 lần.

Đăng ngày: 02/03/2018
Lần đầu tiên dò được tín hiệu của những ngôi sao lâu đời nhất vũ trụ

Lần đầu tiên dò được tín hiệu của những ngôi sao lâu đời nhất vũ trụ

Sau hàng thập niên thắc mắc, cuối cùng các nhà khoa học cũng đã dò được tín hiệu của những ngôi sao đời đầu và đây được coi là một bước đột phá thiên văn lớn nhất từ trước tới nay.

Đăng ngày: 02/03/2018
Nước trên Mặt trăng có thể làm nhiên liệu tên lửa

Nước trên Mặt trăng có thể làm nhiên liệu tên lửa

Bài báo vừa được công bố trên tạp chí Nature Geoscience khiến nhiều người chấn động khi cho biết các dữ liệu quang phổ đã tìm thấy nước trên mặt trăng.

Đăng ngày: 01/03/2018
Thiên thạch ALH84001 và sự sống từ sao Hỏa?

Thiên thạch ALH84001 và sự sống từ sao Hỏa?

Lần gần đây nhất khi đề cập đến sao Hỏa có thể bạn từng nghe nói tới xe tự hành Curiosity của NASA tiếp đất và bắt đầu thám hiểm trên sao Hỏa.

Đăng ngày: 01/03/2018
Nhóm phi hành gia của Mỹ và Nga đã trở về an toàn từ Trạm ISS

Nhóm phi hành gia của Mỹ và Nga đã trở về an toàn từ Trạm ISS

Chuyến trở về đầy ý nghĩa của nhóm phi hành gia đã được truyền hình trực tiếp trên kênh NASA TV.

Đăng ngày: 01/03/2018
Mặt trăng sẽ có mạng di động truyền dữ liệu

Mặt trăng sẽ có mạng di động truyền dữ liệu

Chuyện thật như đùa, nhưng Mặt trăng hay được biết đến là vệ tinh tự nhiên xoay quanh Trái đất, sẽ được “trang bị” mạng điện thoại di động truyền dữ liệu.

Đăng ngày: 28/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News