"Sống thử" 14 ngày trong trạm vũ trụ mô phỏng, bạn có dám?
Cơ quan vũ trụ Nhật Bản công bố mức đãi ngộ 3.500 USD cho các tình nguyện viên sẵn sàng trải qua 14 ngày liên tục trong trạm không gian vũ trụ mô phỏng.
Theo báo Japan Today, Cơ quan vũ trụ Nhật Bản (JAXA) đang tìm kiếm 8 ứng viên may mắn để nhận được 380.000 yen (3.500 USD) đãi ngộ sau khi trải qua thử thách sống 2 tuần liên tiếp trong một trạm không gian mô phỏng.
Thử nghiệm này sẽ giúp các nhà khoa học JAXA hiểu rõ những áp lực căng thẳng cụ thể đặt ra với các phi hành gia trong điều kiện phải sống nhiều ngày liên tục ở một không gian nhỏ, hẹp trong các sứ mệnh chinh phục vũ trụ.
Cơ quan vũ trụ Nhật Bản đang tìm tình nguyện viên sống thử 14 ngày trong trạm không gian vũ trụ mô phỏng - (Ảnh: NASA).
Các ứng viên muốn tham gia dự tuyển chương trình thử nghiệm của JAXA phải có sức khỏe tốt và trong độ tuổi 20-55. Những người tham gia sẽ sống 14 ngày và 13 đêm trong môi trường mô phỏng trạm vũ trụ được tạo ra ở Trung tâm vũ trụ Tsukuba của Nhật.
Khu vực thử nghiệm có những điều kiện tương tự như những gì các phi hành gia phải trải qua tại Trạm vũ trụ quốc tế (ISS). Những người tham gia cũng sẽ được yêu cầu tiến hành các nhiệm vụ khác nhau trong trạm vũ trụ mô phỏng để giới khoa học kiểm định mức độ căng thẳng của họ.
Sau khi trải qua 14 ngày trong trạm vũ trụ mô phỏng, ứng viên được chọn tham gia sẽ nhận 380.000 yen của JAXA.
Đây thực sự là số tiền rất hấp dẫn vì rõ ràng các ứng viên vẫn kiếm được tiền ngay cả khi họ… đang ngủ.
Trong vài năm qua, Cơ quan hàng không và vũ trụ Hoa kỳ (NASA) cũng đã tiến hành nhiều nghiên cứu để phân tích tác động của tình trạng trọng lực yếu hoặc không trọng lực với sức khỏe con người.
Theo trang Space.com, việc trải qua các khoảng thời gian dài trong những điều kiện trọng lực yếu có thể gây ra nhiều vấn đề cho sức khỏe của các phi hành gia. Trong không gian, nhiều trục trặc có thể xảy ra như các cơ, xương bị yếu đi, thay đổi nhãn áp, nhầm lẫn về cảm giác lên xuống của cơ thể…

Những điều bạn chưa biết về Tinh vân
Tinh vân là một thiên thể ở dạng mây mù gồm khí sao và bụi vũ trụ. Tỷ trọng vật chất trong tinh vân rất thấp. Nếu đo bằng tiêu chuẩn trên Trái đất, có nơi hầu như là chân không. Nhưng thể tích tinh vân lại cực kỳ to lớn, cũng phải đế

Tìm hiểu về hiện tượng Nhật thực và Nguyệt thực
Trong bài viết dưới đây, chúng ta cùng tìm hiểu xem hiện tượng Nhật Thực, Nguyệt Thực là gì? Tại sao nó lại được những người yêu thích thiên văn học quan tâm đến vậy.

Khoảng cách từ Trái Đất đến Mặt Trời là bao nhiêu?
Trái Đất và các hành tinh hàng xóm, cùng các tiểu hành tinh, hành tinh lùn, thiên thạch, sao chổi... thuộc hệ Mặt Trời (Thái Dương hệ) với Mặt Trời là trung tâm của hệ này.

Xuyên không là có thật và đây là người duy nhất được trải nghiệm điều đó
Khoa học đã từng chứng minh rằng chúng ta có thể thực hiện du hành thời gian - ít nhất là về mặt lý thuyết.

Những điều thú vị ít ai biết về Mặt Trăng
Mặt Trăng - vật thể lớn nhất và sáng nhất trên bầu trời đêm đã làm mê hoặc và là nguồn cảm hứng vô tận cho loài người trong nhiều thế kỷ qua.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.
