SpaceX dự định phóng 42.000 vệ tinh lên không gian
Công ty hàng không vũ trụ Mỹ nộp hồ sơ lên Liên minh Viễn thông Quốc tế xin sắp xếp phổ sóng cho hàng chục nghìn vệ tinh Starlink.
60 vệ tinh Starlink xếp gọn trong tên lửa Falcon 9 khi chuẩn bị phóng hồi tháng 5. (Ảnh: SpaceX/Elon Musk).
Trong hồ sơ mới, SpaceX đăng ký cho 30.000 vệ tinh Internet Starlink hoạt động ở quỹ đạo Trái Đất thấp với độ cao từ 328 - 580km, Space hôm nay đưa tin. Trước đó, hãng này đã được Ủy ban Truyền thông Liên bang Mỹ (FCC) cấp phép phóng 12.000 vệ tinh Starlink lên quỹ đạo Trái Đất thấp.
Việc nộp hồ sơ cho Liên minh Viễn thông Quốc tế, cơ quan quản lý phổ tần số vô tuyến vệ tinh toàn cầu, chỉ là bước đầu. Sau đó, SpaceX cần được FCC, cơ quan quản lý dịch vụ viễn thông tại Mỹ, chấp thuận.
Việc SpaceX có thể sản xuất và phóng toàn bộ số vệ tinh như đăng ký hay không vẫn chưa chắc chắn. Tuy nhiên, hãng này chỉ cần phóng một phần nhỏ trong tổng số 42.000 vệ tinh cũng đã tạo ra sự thay đổi lớn trên quỹ đạo Trái Đất. Hiện nay, có khoảng 2.000 vệ tinh đang hoạt động xung quanh Trái Đất. Kể từ năm 1957, khi "Thời đại không gian" bắt đầu, có chưa đến 9.000 vật thể nhân tạo được phóng lên vũ trụ.
SpaceX đã phóng 60 vệ tinh Starlink đầu tiên hồi tháng 5 và lên kế hoạch phóng thêm hàng trăm, thậm chí hơn 1.000 vệ tinh vào năm sau. SpaceX không phải công ty duy nhất dự định thiết lập mạng lưới vệ tinh khổng lồ. Amazon và OneWeb cũng lên kế hoạch phóng hàng loạt vệ tinh viễn thông lên quỹ đạo Trái Đất thấp.

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?
Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?
Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời
Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương
Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Tổng quan về sao Thiên Vương
Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại
Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.
