SpaceX phóng lô vệ tinh Starlink thứ 6

Thêm 60 vệ tinh Starlink được SpaceX đưa lên quỹ đạo Trái Đất tầm thấp nhằm hiện thực hóa tham vọng xây dựng mạng lưới phủ sóng Internet toàn cầu.


Tên lửa Falcon 9 đưa 60 vệ tinh lên quỹ đạo.

Sau ba ngày trì hoãn do sự cố động cơ tên lửa, SpaceX hôm 18/3 đã phóng thành công lô vệ tinh Starlink thứ 6, nâng tổng số thiết bị hoạt động trên mạng lưới lên gần 350 chiếc. Tổng cộng 60 vệ tinh, được gắn trên đỉnh của tên lửa đẩy Falcon 9, đã cất cánh vào lúc 8h16 sáng (giờ địa phương), tức 20h16 (giờ Hà Nội), tại Trung tâm vũ trụ Kennedy của NASA ở bang Florida, Mỹ.

SpaceX dự kiến khởi động 24 nhiệm vụ Starkink trong năm nay, với mỗi vụ phóng mang theo 60 vệ tinh. Tuy nhiên, kế hoạch có thể bị ảnh hưởng do sự bùng phát của Covid-19, các chuyên gia lo ngại.

Chính phủ Mỹ đã yêu cầu người dân không tụ tập đông người. Nhiều khu vực - bao gồm cả California, nơi có trụ sở của SpaceX - đều bị giới hạn đi lại. Vào thứ Ba, NASA đã nâng mức phản ứng với đại dịch lên "giai đoạn 3", yêu cầu tất cả nhân viên làm việc tại nhà. Nếu chuyển sang "giai đoạn 4", tất cả cơ sở của NASA trên toàn quốc sẽ phải đóng cửa, tạm ngừng hoạt động.

SpaceX phóng lô vệ tinh Starlink thứ 6

Mục tiêu cuối cùng của SpaceX là phát triển "chòm sao Starlink" bao gồm hơn 40.000 vệ tinh phủ sóng Internet băng thông rộng tốc độ cao trên phạm vi toàn cầu. Công ty hy vọng có thể cung cấp dịch vụ cho những khách hàng đầu tiên trong năm nay. 

Theo CEO Elon Musk, mạng lưới Starlink có thể mang lại 30 tỷ USD doanh thu hàng năm cho SpaceX. Công ty có kế hoạch dồn số tiền đó vào việc phát triển dự án Starship - hệ thống tên lửa và tàu vũ trụ với sứ mệnh đưa con người lần đầu tiên đặt chân lên sao Hỏa.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tiểu hành tinh gần Trái Đất có cấu trúc xốp

Tiểu hành tinh gần Trái Đất có cấu trúc xốp

Dữ liệu từ tàu vũ trụ Hayabusa2 của Nhật Bản cho thấy tiểu hành tinh Ryugu có độ xốp cao, giống như "nước cà phê đông lạnh".

Đăng ngày: 19/03/2020
Mô phỏng sao lớn gấp 1.000 lần Mặt trời phát nổ

Mô phỏng sao lớn gấp 1.000 lần Mặt trời phát nổ

Từ Trái Đất, chúng ta có thể quan sát vụ nổ siêu tân tinh của sao khổng lồ đỏ Betelgeuse khi nó chết vào cuối vòng đời.

Đăng ngày: 19/03/2020
Vì sao băng hình thành trên sao Thủy dù nhiệt độ lên tới 400 độ C?

Vì sao băng hình thành trên sao Thủy dù nhiệt độ lên tới 400 độ C?

Một nhóm các nhà khoa học từ Georgia Tech đã đưa ra một lời giải thích mới về cách băng hình thành trên Sao Thủy mặc dù nhiệt độ bề mặt thiêu đốt có thể đạt tới 400 độ C.

Đăng ngày: 18/03/2020
Rau trồng ngoài không gian có vị thế nào?

Rau trồng ngoài không gian có vị thế nào?

Trong tương lai không xa, các nhà du hành vũ trụ hoàn toàn có thể tự trồng rau xanh ngoài không gian để thay thế thực phẩm từ Trái Đất.

Đăng ngày: 18/03/2020
Phát hiện sao lùn trắng đầu tiên trong hệ sao đôi

Phát hiện sao lùn trắng đầu tiên trong hệ sao đôi

Ảnh chụp từ kính viễn vọng quang học lớn nhất thế giới tiết lộ phần còn lại của một ngôi sao chết trong hệ sao SDSS J115219.99 + 024814.4.

Đăng ngày: 18/03/2020
11 vật thể bí ẩn trong vũ trụ mà con người chưa thể lý giải

11 vật thể bí ẩn trong vũ trụ mà con người chưa thể lý giải

Chuẩn tinh đôi, hành tinh lùn Haumea hay ngôi sao Tabby đều tồn tại những bí ẩn mà giới thiên văn chưa có lời giải đáp.

Đăng ngày: 18/03/2020
Phát hiện thêm 139 hành tinh nhỏ ngay trong Hệ Mặt trời

Phát hiện thêm 139 hành tinh nhỏ ngay trong Hệ Mặt trời

139 hành tinh nhỏ, còn gọi là hành tinh vi hình đã lộ diện trong vùng tối phía sau Sao Hải Vương, có thể là manh mối dẫn đến hành tinh thứ chín.

Đăng ngày: 17/03/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News