SpaceX phóng thành công vệ tinh tuyệt mật Zuma lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Falcon 9

Tổ chức hàng không tư nhân SpaceX vừa phóng thành công vệ tinh Zuma - một vệ tinh bí mật với chức năng thực hiện các sứ mệnh quan sát và liên lạc cho chính phủ Mỹ.

Theo TechCrunch, đây là vụ phóng tên lửa thành công đầu tiên trong năm 2018 của SpaceX sau khi họ khép lại năm 2017 với tổng cộng 18 vụ phóng khác. Điểm đặc biệt trong vụ phóng lần này là tên lửa Falcon 9 của SpaceX mang theo một kiện hàng đặc biệt: Zuma - một vệ tinh tuyệt mật của chính phủ Mỹ với sứ mệnh thực hiện một nhiệm vụ bí ẩn chưa được tiết lộ.

SpaceX phóng thành công vệ tinh tuyệt mật Zuma lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Falcon 9
Zuma là vệ tinh tuyệt mật của chính phủ Mỹ.

Cụ thể, SpaceX đã phóng Zuma từ bệ phóng SLC-40 tại Cape Canaveral (Floria), thay vì bệ phóng của chính mình (cũng đặt tại Cape Canaveral), bởi bệ phóng này đang được sử dụng để chuẩn bị cho tên lửa Falcon Heavy sắp tới.

SpaceX phóng thành công vệ tinh tuyệt mật Zuma lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Falcon 9
SpaceX đã phóng Zuma từ bệ phóng SLC-40 tại Cape Canaveral (Floria).

Theo thông tin từ SpaceX thì Zuma sẽ được đưa lên quỹ đạo thấp của Trái Đất, còn mục đích, thiết kế hay nhiệm vụ cụ thể của nó thì chúng ta hoàn toàn không được biết. Trước đây, SpaceX đã từng phóng các kiện hàng tuyệt mật khác của chính phủ Mỹ, bao gồm của tàu con thoi Air Force X-37B.

Trong khuôn khổ vụ phóng, chúng ta còn được chứng kiến việc thu hồi bộ phận phóng giai đoạn 1 được gắn trên Falcon 9. Bộ phận phóng này đã trở về bệ phóng LZ-1 thành công sau khi tách ra khỏi bộ phận phóng giai đoạn 2.

SpaceX phóng thành công vệ tinh tuyệt mật Zuma lên quỹ đạo bằng tên lửa đẩy Falcon 9
Thành công sau vụ phóng vệ tinh Zuma, SpaceX sẽ là một tên tuổi đáng tin cậy để các tổ chức, chính phủ trên thế giới tin tưởng.

Trong thời gian tới, SpaceX sẽ tiếp tục hoàn thiện tên lửa Falcon Heavy của mình, đồng thời với thành công sau vụ phóng vệ tinh Zuma, SpaceX sẽ là một tên tuổi đáng tin cậy để các tổ chức, chính phủ trên thế giới "chọn mặt gửi vàng".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Trung Quốc sẽ đưa cây và côn trùng lên Mặt trăng năm 2018

Trung Quốc sẽ đưa cây và côn trùng lên Mặt trăng năm 2018

Nhiệm vụ Hằng Nga 4 sẽ bắt đầu vào tháng 6 với sự kiện phóng tên lửa Long March 5 mang theo một tàu vũ trụ lên quỹ đạo Mặt trăng

Đăng ngày: 08/01/2018
Vành đai Van Allen và cách tàu Apollo vượt qua thử thách này để lên Mặt trăng (Phần 1)

Vành đai Van Allen và cách tàu Apollo vượt qua thử thách này để lên Mặt trăng (Phần 1)

Mời bạn đọc theo dõi bài 2 phần tổng hợp chủ yếu từ tạp chí khoa học phổ thông (Popular Science hay PopSci, một tạp chí khoa học khá uy tín ở Mỹ với gần 150 năm lịch sử) và tài liệu của NASA.

Đăng ngày: 06/01/2018
Ngôi sao giảm sáng bất thường có thể do mây bụi

Ngôi sao giảm sáng bất thường có thể do mây bụi

Sao Tabby cách Trái đất khoảng 1.500 năm ánh sáng, lớn hơn và nóng hơn một chút so với Mặt Trời.

Đăng ngày: 05/01/2018
Một tiểu hành tinh vừa sượt ngang Trái đất

Một tiểu hành tinh vừa sượt ngang Trái đất

Báo Anh Dailymail dẫn từ nguồn Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Mỹ (NASA) đưa tin một tiểu hành tinh có kích thước to bằng chiếc xe tải băng qua Trái Đất ở khoảng cách 2.000.000km.

Đăng ngày: 05/01/2018
Tên lửa mạnh nhất thế giới lộ diện trên bệ phóng

Tên lửa mạnh nhất thế giới lộ diện trên bệ phóng

Tên lửa Falcon Heavy được đưa ra bệ phóng lần đầu tiên trước thử nghiệm động cơ sắp diễn ra trong vài ngày tới.

Đăng ngày: 04/01/2018
Mất kiểm soát, trạm vũ trụ Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn sắp rơi xuống Trái đất

Mất kiểm soát, trạm vũ trụ Thiên Cung 1 nặng 8,5 tấn sắp rơi xuống Trái đất

Tuy được dự báo sớm nhưng hiện tại, các nhà khoa học vẫn chưa thể dự báo chính xác vị trí rơi của trạm vũ trụ Thiên Cung 1.

Đăng ngày: 03/01/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News