SpaceX phóng vệ tinh phát Internet, thử nghiệm dự án phát Internet toàn cầu

Chi tiết về dự án này vẫn được giấu kín, nhưng ta biết rằng cuối tuần này, vệ tinh đầu tiên trong mạng lưới phát Internet sẽ được phóng lên.

Elon Musk có một dự án nhằm cung cấp Internet cho mọi người trên toàn cầu, và ông đang thực hiện những bước đầu để thực hiện nó: dự kiến vào thứ Bảy tới, ngày 17/2, họ sẽ phóng lên vệ tinh thử nghiệm đầu tiên trong mạng lưới vệ tinh sẽ được dùng để cung cấp Internet.

SpaceX phóng vệ tinh phát Internet, thử nghiệm dự án phát Internet toàn cầu
Trụ sở của SpaceX.

Báo cáo cho hay trong lần phóng này, mẫu tàu thử nghiệm có tên Microsat 2a và 2b sẽ được đi kèm tên lửa Falcon 9 lên quỹ đạo, nhưng đây mới chỉ là kiện hàng phụ nhằm thử nghiệm phát Internet thôi. Món hàng chính của lần phóng tên lửa thứ Bảy tới là một vệ tinh radar quan sát nặng 1,3 tấn tới từ Tây Ban Nha, vệ tinh này có tên là PAZ.

Thứ Hai vừa rồi, SpaceX đã thử nghiệm thành công tên lửa Falcon 9 trước khi phóng – đây là một bài thử sức cháy của tên lửa thường thấy trước mọi đợt phóng. Đây là bài đăng trên Twitter của SpaceX về thành công này.

SpaceX phóng vệ tinh phát Internet, thử nghiệm dự án phát Internet toàn cầu
Thông báo phóng tên lửa của SpaceX trên Twitter.

"Thử nghiệm đốt tên lửa tĩnh của Falcon 9 đã xong - đang nhắm tới việc phóng vệ tinh PAZ vào ngày 17 tháng Hai từ Căn cứ Không quân Vandenberg tại California".

Dự kiến vệ tinh Paz sẽ bay trên quỹ đạo cao 513km, nhưng sau này, mạng vệ tinh cung cấp Internet của SpaceX sẽ còn cao hơn nữa, nhằm thử nghiệm hệ thống liên lạc vô tuyến Ku-band, kết nối với một mạng lưới trạm mặt đất nữa. Việc phát triển mạng lưới vệ tinh được SpaceX giao phó cho một đội ngũ kỹ thuật có trụ sở tại Redmond, Washington.

Theo như tài liệu nộp lên chính phủ, các trạm mặt đất của mạng lưới tín hiệu này sẽ nằm tại các cơ sở của SpaceX tại Redmond và Brewster cùng ở Washington, tại McGregor và Brownsville ở Texas, cũng như trụ sở của SpaceX tại Hawthorne, California. Một trạm nữa sẽ được đặt tại trụ sở của Tesla ở Fremont, California.

SpaceX nói rằng họ cũng sẽ thử nghiệm hệ thống này xem nó có tương thích với thiết bị nhận được đặt trong những xe tải di động không.

SpaceX phóng vệ tinh phát Internet, thử nghiệm dự án phát Internet toàn cầu
Dự án sẽ là nguồn cung cấp Internet giá rẻ cho toàn bộ người trên hành tinh này.

Tổng quan, dự án này sẽ phóng lên quỹ đạo hàng nghìn vệ tinh liên lạc, với dịch vụ trước mắt là hạn chế cho một số người, với mốc là năm 2020. Dự án tạm được gọi là Starlink này dần dần sẽ là nguồn cung cấp Internet giá rẻ cho toàn bộ người trên hành tinh này.

Chi tiết về dự án trên vẫn được SpaceX và Elon Musk giữ bí mật, những người quan tâm chỉ có thể có được những mẩu tin nhỏ thỉnh thoảng được đưa (như mẩu tin này) và từ diễn đàn Reddit thôi.

SpaceX cũng không đơn độc trong cuộc đua này: đối thủ chính của là OneWeb với một bản hợp đồng với Airbus, cũng nhằm đưa vệ tinh Internet lên quỹ đạo. Ngoài ra, những kẻ chạy thi còn có Boeing, SES O3b hay ViaSat, Telesat, LeoSat.

Dự kiến cuối năm nay, OneWeb sẽ phóng vệ tinh thử nghiệm lên quỹ đạo. Công ty nhiều khả năng sẽ cung cấp cách thức phóng vệ tinh là Blue Origin của tỷ phú Jeff Bezos, Virgin Orbit của tỷ phú người Anh Richard Branson, hãng Arianespace của Châu Âu.

SpaceX sẽ phải nhanh chóng thực hiện dự án của mình, trước khi những đối thủ của họ thành công.

SpaceX phóng vệ tinh phát Internet, thử nghiệm dự án phát Internet toàn cầu
Tên lửa Falcon 9.

Đây là những gì Musk phát biểu về dự án này hồi năm 2015:

"Theo thời gian, việc xây dựng một phiên bản hoàn hảo của hệ thống này, sẽ cực kỳ tốn kém và tôi đang nói tới khoảng 20 cho tới 15 tỷ USD, có thể còn nhiều hơn, còn về các thiết bị của người sử dụng, có lẽ phải khoảng 100 cho tới 300 tỷ USD nữa, tùy theo loại thiết bị mà họ muốn dùng. Dự án này được lập ra nhằm thu về một lượng lớn thu nhập và giúp xây nên thành phố trên Sao Hỏa. Vì thế khi nhìn về dài hạn, và về ta cần gì để xây nên một thành phố trên Sao Hỏa, ta biết chắc chắn một điều: đó là cần rất nhiều tiền. Vì thế tôi cần một dự án có thể tạo ra rất nhiều tiền".

Loading...
TIN CŨ HƠN
Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Chi tiết các sự kiện thiên văn có thể quan sát từ Việt Nam năm 2018

Theo chuyên gia Đặng Vũ Tuấn Sơn, Chủ tịch Hội Thiên văn học trẻ Việt Nam, 2018 sẽ là một năm hấp dẫn với người yêu thích quan sát bầu trời, trong đó đặc biệt nhất là hai lần nguyệt thực toàn phần.

Đăng ngày: 02/08/2018
Phát hiện mảnh vỡ của vật thể nghi là UFO năm 1957

Phát hiện mảnh vỡ của vật thể nghi là UFO năm 1957

Nhà nghiên cứu David Clarke tại Đại học Sheffield Hallam tìm thấy những mảnh vỡ từ một vật thể nghi là UFO cỡ nhỏ năm 1957 trong kho lưu trữ của Bảo tàng Khoa học ở London, Anh.

Đăng ngày: 15/02/2018
Công bố chuyện bất ngờ về virus không gian

Công bố chuyện bất ngờ về virus không gian

Các nhà nghiên cứu muốn thuyết phục các nhà nghiên cứu sinh học vũ trụ dành nhiều thời gian tìm kiếm chuyên sâu cơ chế phân tử virus kỳ lạ này.

Đăng ngày: 13/02/2018
Ba chiếc xe điện từng lăn bánh trên Mặt trăng

Ba chiếc xe điện từng lăn bánh trên Mặt trăng

Danh hiệu này thuộc về chiếc xe điện dùng để chạy trên Mặt trăng của NASA trong sứ mệnh Apollo 15 năm 1971, International Business Times hôm 10/2 đưa tin.

Đăng ngày: 13/02/2018
Quá khứ dữ dội của vật thể du hành liên sao ghé thăm hệ Mặt Trời

Quá khứ dữ dội của vật thể du hành liên sao ghé thăm hệ Mặt Trời

Oumuamua là thiên thể nhỏ giống tiểu hành tinh hoặc sao chổi, sinh ra trong một hệ hành tinh hoàn toàn khác và du hành qua hệ Mặt Trời.

Đăng ngày: 13/02/2018
Vệ tinh MicroDragon và ước mơ vươn tới không gian của người Việt

Vệ tinh MicroDragon và ước mơ vươn tới không gian của người Việt

Vệ tinh MicroDragon do các nhà nghiên cứu của Trung tâm Vũ trụ quốc gia nghiên cứu thiết kế, chế tạo đang sẵn sàng cho việc phóng lên quỹ đạo vào năm 2018 bằng tên lửa Epsilon của Nhật Bản.

Đăng ngày: 12/02/2018
Những con số biết nói sau vụ phóng tên lửa Falcon Heavy thành công

Những con số biết nói sau vụ phóng tên lửa Falcon Heavy thành công

Sự kiện phóng thành công tên lửa mạnh nhất thế giới Falcon Heavy của SpaceX đã đem tới nhiều cảm xúc và niềm tin mạnh mẽ mọi người về tương lai của ngành công nghiệp vũ trụ.

Đăng ngày: 12/02/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News