Stephen Hawking cảnh báo các đại dương có thể sôi trơ đáy

Hawking cho rằng Trái Đất có thể trở thành sao Kim thứ hai với đại dương cạn kiệt và mưa axit do biến đổi khí hậu.

Nhà vật lý học người Anh Stephen Hawking cảnh báo về sự biến đổi theo chiều hướng cực đoan của khí hậu Trái Đất trong cuộc phỏng vấn gần đây, LiveScience ngày 5/7 đưa tin.

Stephen Hawking cảnh báo các đại dương có thể sôi trơ đáy
Nhà vật lý học người Anh Stephen Hawking. (Ảnh: Reuters).

"Chúng ta đang ở gần điểm không thể đảo ngược của hiện tượng nóng lên toàn cầu. Hành động của Tổng thống Donald Trump có thể đẩy Trái Đất vượt giới hạn và trở thành hành tinh như sao Kim với nhiệt độ 250 độ C cùng mưa axit sunfuric", Hawking bình luận về việc ông Trump tuyên bố rút Mỹ khỏi hiệp định Paris 2015 về biến đổi khí hậu.

Sao Kim là hành tinh nóng nhất hệ Mặt Trời với nhiệt độ lên đến 466 độ C do bầu khí quyển dày đặc khí CO2 cùng các đám mây axit sulfuric bẫy nhiệt bên trong.

Lượng bức xạ Mặt Trời được hấp thụ lớn hơn lượng tỏa ra khiến hơi nước tập trung trong khí quyển sao Kim, làm tăng sự hấp thụ nhiệt và nóng lên mất kiểm soát. Theo các nhà khoa học, trên lý thuyết, quá trình tương tự có thể diễn ra ở Trái Đất sau hàng trăm triệu năm, song khả năng đại dương Trái Đất bốc hơi đến cạn kiệt là rất thấp. Trái Đất xa Mặt Trời hơn và không thể có bầu khí quyển như của sao Kim vì cấu tạo hóa học của hành tinh.


Đồ họa về điều kiện khắc nghiệt trên sao Kim. (Video: YouTube).

Các chuyên gia cho rằng Hawking có thể đã nói quá về tương lai của Trái Đất, nhưng vẫn thể quan ngại về nguy cơ của biến đổi khí hậu. "Ý lớn của Hawking rằng chúng ta có thể biến phần lớn Trái Đất thành nơi không sống được nếu không ngăn biến đổi khí hậu là chắc chắn chính xác", Michael Mann, nhà khoa học khí hậu tại Đại học bang Pennsylvania, Mỹ, nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit là gì? Tác hại của mưa axit như thế nào?

Mưa axit được phát hiện ra đầu tiên năm 1948 tại Thuỵ Điển. Mưa axit là hiện tượng nước mưa có độ chua (pH dưới 5,6) và trong thành phần nước mưa có nitơ và lưu huỳnh.

Đăng ngày: 18/10/2018
Tại sao bầu trời có màu xanh?

Tại sao bầu trời có màu xanh?

Mỗi màu sắc tương ứng với 1 bước sóng, tần số và mang năng lượng khác nhau. Ánh sáng tím có bước sóng ngắn nhất trong dải quang phổ khả kiến. Điều này đồng nghĩa với việc tần số và năng lượng của ánh sáng tím là cao nhất trong dải quang phổ khả kiến.

Đăng ngày: 13/06/2018
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Vì sao nước ta có khí hậu nhiệt đới ẩm gió mùa?

Khí hậu nước ta rất độc đáo: khí hậu nóng nhưng không khô hạn như Tây Nam Á, Bắc Phi. Nóng ẩm nhưng không quanh năm như các quần đảo ở Đông Nam Á.

Đăng ngày: 25/03/2018
Tảng băng rộng gần gấp đôi Hà Nội sắp trôi khỏi Nam Cực

Tảng băng rộng gần gấp đôi Hà Nội sắp trôi khỏi Nam Cực

Theo thông tin mới nhất từ Cơ quan Không gian châu Âu ESA, một trong những tảng băng trôi lớn nhất trong lịch sử sắp sửa trôi khỏi Nam Cực.

Đăng ngày: 06/07/2017
Mức nhiệt gần 54 độ C, Iran trở thành 1 trong những quốc gia nóng nhất thế giới

Mức nhiệt gần 54 độ C, Iran trở thành 1 trong những quốc gia nóng nhất thế giới

Với mức nhiệt gần 54 độ C, Iran đã vượt qua kỷ lục nhiệt độ cao nhất châu Á trong tháng 6/2017.

Đăng ngày: 05/07/2017

"Ô nhiễm trắng" do túi nilon gây ra cho môi trường

“Ô nhiễm trắng” là cụm từ mà các nhà khoa học dùng để gọi về một loại ô nhiễm do túi nilon gây ra cho môi trường.

Đăng ngày: 05/07/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News