Sự biến mất kỳ lạ của những cây dương

Người ta đã nói với nhau rất nhiều câu chuyện dài về sự sụt giảm một cách đáng chú ý của số lượng những cây dương lá rung ở miền Tây nước Mỹ. Sự thực thì mọi chuyện còn tệ hại hơn rất nhiều lần những gì được nói đến. Có chuyện gì đang xảy ra?

Cây dương (Ảnh: so-utah.com)

Cây dương là loài thực vật tái sinh bằng cách nảy chồi từ rễ, nhiều hơn là hạt. Điều đó nghĩa là khi một cây dương vì lý do nào đó chết đi, bạn có thể chờ đợi hàng nghìn mầm cây nảy lên từ rễ. Thế nhưng những gì mà bây giờ chúng ta nhận thấy chỉ là các rễ cây bắt đầu chết và không hề có một mầm cây nào mọc lên.

Ở Colorado - nơi sở hữu khoảng 810.000 héc ta rừng dương, các nhà khoa học thường tiến hành một cuộc khảo sát hàng năm trên máy bay. Kết quả là ở rừng San Juans, khoảng 1/10 trong số 120.000 héc ta dương đã không tồn tại.

Dấu hiệu chung nhất mà các nhà khoa học nhận thấy là các rừng dương đang bị "stress". Và sau đó, các nhân tố như bệnh thực vật, hoặc côn trùng, sâu bọ sẽ làm cây chết. Tuy nhiên, người ta vẫn chưa tìm được nguyên nhân phía sau tình trạng "stress" đó. Tình trạng lan rộng khiến các nhà khoa học không thể kết tội riêng một yếu tố nào.

Theo cảm nhận chung thì hiện tượng này có thể là một hiện tượng tự nhiên nhiều hơn là một dịch bệnh lan rộng trong thực vật. Đó có thể là nguyên nhân của khí hậu, vì nhiều năm nay nước Mỹ thường xuyên gặp những nạn hạn hán gay gắt. Thế nhưng điều lạ là có những cây dương ở vùng rất ẩm ướt vẫn bị chết.

Đốt thân cây đang là biện pháp được tiến hành nhằm trả lại số lượng cây dương đã mất đi. Các nhà khoa học cho biết, những cây dương đang sống sẽ sản xuất ra auxin - một hooc-môn kích thích thực vật ngăn chặn sự nảy chồi của các rễ cây. Nếu chúng ta đốt đi những cây dương đã trưởng thành, các mầm cây ở rễ có thể nảy chồi và bắt đầu lớn lên. Đôi khi chỉ cần rào lại những cây con, tránh cho các động vật phá hoại, đó đã là cách bảo vệ tốt cho loại thực vật này.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Bọ ngựa

Bọ ngựa

Là loài côn trùng cỡ lớn, dài 40 - 80 mm, có hai cánh trước và hai cánh sau phát triển rộng. Hai cánh sau trông như tấm kính và chỉ ở viền trước trên đầu mút, cánh có màu xanh lá c&acir

Đăng ngày: 06/04/2025
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Thực trạng ngành công nghệ sinh học Trung Quốc

Chính phủ Trung Quốc xem công nghệ sinh học nông nghiệp là một công cụ để: giúp cải thiện nguồn lương thực của quốc gia, tăng năng suất nông nghiệp, tăng thu nhập cho nông dân, thúc đẩy sự phát triển bền vững và cải thiện vị trí cạnh tranh trên thị trường quốc tế.

Đăng ngày: 31/03/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News