Sử dụng côn trùng để kiểm soát cỏ xâm lấn

Các nhà nghiên cứu đến từ đại học Leicester đã mở đường cho việc sử dụng một loài côn trùng để chiến đấu với các loại cỏ xâm lấn trên đất Anh quốc, một hình thức phòng trừ sinh học.

Các nhà sinh học thuộc đại học Leicester cho biết cỏ chút chít Nhật Bản là một trong những loài vô tính lớn nhất thế giới – chúng sinh sản bằng cành giâm và được đưa vào Anh quốc những năm 1850. Các nỗ lực phòng trừ và tiêu diệt loài cỏ này ở Anh đã tiêu tốn tới 1,5 tỉ bảng.

Cơ quan nghiên cứu môi trường và thức ăn Defra (Fera) giờ đây đã triển khai kế hoạch tiêu diệt cỏ chút chít Nhật Bản bằng cách sử dụng một loài côn trùng hút nhựa cây mang danh pháp khoa học Aphalara itadori.

Đây là kế hoạch được triển khai sau các kết quả của chế độ thử nghiệm khắt khe do CABI, một cơ quan nghiên cứu phi lợi nhuận triển khai tại phòng thí nghiệm của họ.

Dick Shaw, nhà khoa học đứng đầu nghiên cứu cho biết: “Với việc sử dụng thông tin do các nhà khoa học tại đại học Leicester cung cấp, nhóm chuyên gia phòng trừ sinh học tại CABI có thể tập trung các nỗ lực vào chính xác một khu vực trên đất Nhật Bản nơi dòng vô tính châu Âu của cỏ chút chít Nhật Bản bắt đầu sinh ra".

Sử dụng côn trùng để kiểm soát cỏ xâm lấn
Tiến sĩ John Bailey, giảng viên khoa Sinh học. (Ảnh: © Đại học Leicester)

Một số loài động vật không xương sống và vi sinh vật được đưa vào một chế độ thử nghiệm nghiêm ngặt trên loài cỏ này. Mục tiêu của phòng trừ sinh học không phải là tiêu diệt hoàn toàn một loài, mà là hạn chế sự phát triển của nó và tăng cường tính hiệu quả của các biện pháp kiểm soát khác. Loài côn trùng hút nhựa không thực sự ăn lá, cành hay thân cây, chúng chỉ hút nhựa cây giống như các loài rầy và đồng thời sinh con đẻ cái trên thân cỏ chút chít Nhật Bản, điều này gây ảnh hưởng nghiêm trọng đối với hình thái và sự phát triển của cỏ.

Tiến sĩ Shaw nói thêm: “Trước đây tại châu Âu gười ta chưa từng áp dụng một tác nhân phòng ngừa sinh học nào cho một loài cây nên tất cả các bên liên quan đều thống nhất rằng công việccần được tiến hành hết sức thận trọng.” Loài côn trùng được áp dụng đã tỏ ra vừa an toàn vừa có ích đối với môi trường và hoàn toàn làm hài lòng các nhà nghiên cứu. Vào ngày 23 tháng 7 vừa qua, chính phủ đã tổ chức mội buổi hội đàm về việc đưa kết quả nghiên cứu vào ứng dụng thực tế, nếu được thông qua, dự án này sẽ được triển khai lần đầu tiên vào tháng tư năm 2010.

“Những lần triển khai đầu tiên chỉ được tiến hành khi có giấy phép, và chắc chắn sẽ được cơ quan chức năng theo dõi sát sao với kế hoạch chi tiết cho các tình huống giả định cùng biện pháp giải quyết tương ứng. Một khi loài côn trùng này được công bố là thích nghi và phát triển hoàn toàn ổn định, bất kì ai cũng có thể đưa nó vào các vùng cỏ chút chít mà không cần có giấy phép. Loài cỏ chút chít Nhật Bản này là một dòng vô tính đơn, do vậy theo quan điểm cá nhân tôi, chắc chắn chúng ta sẽ có nhiều triển vọng kiểm soát được nó trên đất Anh quốc.”

Loading...
TIN CŨ HƠN
Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Liệu sinh học tổng hợp có thay đổi được tương lai của thực phẩm?

Hơn một thế kỷ trước, những người nông dân nuôi bò ở đã quyết liệt phản đối bơ thực vật. Họ nhấn mạnh rằng thứ giống bơ làm từ dầu thực vật không phải là bơ.

Đăng ngày: 23/07/2018
Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Loại bơ lớn nhất thế giới giá gần 300.000 đồng một quả

Bơ khổng lồ có kích thước lớn gấp 5 quả bơ thường này đang được bán đắt hàng tại Australia, dù có giá tới 12 USD (hơn 270.000 đồng) một quả.

Đăng ngày: 23/07/2018
Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Sputnik - con virus gây sốc cho toàn bộ giới nghiên cứu khoa học bằng cách kí sinh lên… một virus khác

Cuối thế kỉ 19, nhân loại lần đầu tiên khám phá ra một dạng sống mới có tên virus. Từ đó đến nay, những thực thể nhỏ bé này đã đưa chúng ta hết từ bất ngờ này sang bất ngờ khác, bởi chẳng con nào giống con nào.

Đăng ngày: 22/07/2018
Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Những điều bạn cần biết về vi khuẩn ăn thịt người có trong hàu sống

Theo FDA, vi khuẩn Vibrio thường gây ra các triệu chứng tiêu hóa như tiêu chảy, nôn mửa và đau bụng.

Đăng ngày: 21/07/2018
Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Phát hiện 2 loài hoa lan mới tuyệt đẹp ở Lào Cai và Khánh Hòa

Các nhà khoa học của Viện Sinh học nhiệt đới thuộc Viện Hàn lâm Khoa học và Công nghệ Việt Nam vừa phát hiện ra 2 loài hoa lan mới, có vẻ đẹp khá độc đáo.

Đăng ngày: 20/07/2018
Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây này có thể sẽ là “cứu tinh” cho Trái đất của chúng ta!

Loài cây được nhắc đến chính là cây Kiri, một loài thực vật bản địa của Nhật Bản.

Đăng ngày: 19/07/2018
Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Khám phá bất ngờ về cây dâm bụt

Dâm bụt là loài cây dễ sống, thường được trồng làm hàng rào và cho hoa màu đỏ thắm khá đẹp.

Đăng ngày: 19/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News