Sử dụng nam châm để tìm lại trí nhớ bị lãng quên

Vừa có một phương pháp mới để tìm lại trí nhớ bị mất. Các nhà khoa học đã sử dụng nam châm giúp con người nhớ lại quá khứ của họ.

Ai đó đọc cho bạn số điện thoại, bạn bấm số gọi ngay, nhưng 10 phút sau, liệu bạn còn nhớ số điện thoại đó? Mọi người hiểu rõ cách thức bộ não lưu trữ các dạng thông tin, nhưng làm cách nào để truy cập nó dễ dàng khi có việc cần, lại không được hiểu một cách đầy đủ. Nhưng nghiên cứu mới này đem lại tia sáng cho việc thấu hiểu não bộ phức tạp của chúng ta.

Nghiên cứu nói rằng, bằng cách sử dụng nam châm, chắc chắn những kí ức bị lãng quên sẽ tìm lại được. Trước đây, người ta nghĩ "trí nhớ làm việc" (working memory) của chúng ta nhớ các thông tin quan trọng trong một khoảng thời gian ngắn. Như việc quay số điện thoại đòi hỏi những hoạt động duy trì để giữ thông tin này lại. Nhưng trong một nghiên cứu mới, nhóm nhà khoa học từ Trường đại học Wisconsin-Madison đã chỉ ra, bộ não giấu kín những thông tin ít quan trọng ở một nơi nào đó, khiến việc điều chỉnh các hoạt động của não bộ cũng không thể truy cập vào được. Những nhà nghiên cứu có thể đưa các thông tin đó trở lại hoạt động có chủ đích, nhờ vào nam châm.

Sử dụng nam châm để tìm lại trí nhớ bị lãng quên
Bộ não vẫn còn nhiều điều bí ẩn về việc lưu giữ trí nhớ. (Ảnh: Getty Images)

Nghiên cứu có thể giúp ích cho việc chữa trị những người bị bệnh tâm thần phân liệt hoặc đang tuyệt vọng, bằng cách tìm ra phương pháp mới để kiểm soát suy nghĩ con người. "Nhiều căn bệnh về tâm thần liên quan đến việc người ta không thể chọn mình muốn suy nghĩ cái gì. Những gì chúng tôi đang làm là bước đầu tiên tìm kiếm một cơ chế để kiểm soát những thứ người ta đang suy nghĩ", tác giả quan trọng của nghiên cứu, giáo sư Brad Postle của Trường đại học Wisconsin-Madison cho biết. Giáo sư Postle cũng phát biểu trên tờ MailOnline rằng: "Những căn bệnh tâm thần khiến suy nghĩ của bệnh nhân trở nên lộn xộn. Ví dụ, sự thất vọng với việc suy nghĩ những thứ tiêu cực, bệnh tâm thần phân liệt với ảo giác, can dự vào và tạo ra những tín hiệu ồn ào trong bộ não, mà những người có tâm thần không khỏe mạnh có thể phớt lờ chúng".

Theo giáo sư Postle, hầu hết mọi người đều cảm thấy họ có thể tập trung nhiều hơn vào các kí ức, so với trí nhớ hoạt động của họ thực sự lưu giữ. Quan niệm của bạn về việc có thể nhận thức mọi thứ ở hầu hết mọi thời điểm, chỉ là một loại ảo giác được tạo nên từ thức nhận của bạn. Điều đó cũng đúng cho việc suy nghĩ. Bạn có ấn tượng rằng, bạn đang nghĩ nhiều thứ cùng một lúc, giữ tất cả chúng trong tâm trí. Nhưng nhiều nghiên cứu đã chỉ ra, bạn chỉ nghĩ được rất ít thứ.

Sử dụng nam châm để tìm lại trí nhớ bị lãng quên
Một người đang tham gia thí nghiệm với thiết bị có gắn nam châm. (Ảnh: N.S. Rose et al)

Những nhà nghiên cứu tiến hành một chuỗi các thí nghiệm, trong đó người tham gia được yêu cầu nhớ hai loại thông tin khác nhau, bằng cách sử dụng từ ngữ, nét mặt và những chuyển động trực tiếp. Khi các nhà nghiên cho người tham dự một gợi ý, các hoạt động điện não và lưu lượng máu trong bộ não, liên quan đến trí nhớ từ ngữ đều biến mất. Nhưng nếu một gợi ý thứ hai đưa ra và người tham gia biết họ sẽ được hỏi những câu hỏi liên quan đến các từ đó, hoạt động của bộ não ngay lập tức chuyển đến chế độ tập trung cao độ. Các nhà khoa học cũng có thể làm các kí ức bị bỏ quên quay trở lại bộ não, mà không cần đưa ra gợi ý cho người tham gia.

Sử dụng một công nghệ gọi là TMS (Transcranial Magnetic Stimulation), các nhà nghiên cứu áp dụng lĩnh vực điện từ tập trung vào một phần chính xác của bộ não liên quan đến từ ngữ. Sau đó họ có thể khởi động loại hoạt động của bộ não, đại diện cho sự tập trung chú ý. "Mọi người luôn nghĩ những neuron luôn nhấp nháy để giữ mọi thứ trong trí nhớ. Hầu hết những mẫu não bộ đều giả vờ về điều đó (nhớ mọi thứ). Nhưng chúng tôi đang chứng kiến việc mọi người nhớ các sự việc một cách hầu như hoàn hảo, mà không thể hiện bất kì hoạt động nào liên quan đến sự nhấp nháy của neuron. Sự thật rằng, bạn có thể mang tất cả kí ức trở lại trong ví dụ này, chứng tỏ mọi thứ đã bị quên hết. Vấn đề là chúng ta không thấy bằng chứng rõ ràng cho việc lưu giữ chủ động trong bộ não", giáo sư Postle nói.

Nhưng không phải tất cả trí nhớ của con người được lưu giữ trong khu vực này, và các nhà nghiên cứu vẫn cần tìm hiểu sâu hơn để biết bộ não giữ lại cái gì và quên cái gì. "Chúng ta vẫn không biết bộ não quyết định "bỏ rơi" các sự việc nào, và cho phép lưu giữ thứ gì trong trí nhớ ngắn hạn nếu bạn cần chúng. Chúng tôi đang tiến hành một vài quy trình thú vị với những nghiên cứu cơ bản về vấn đề này", giáo sư Postle cho biết.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Phụ nữ có vòng 3 lớn hơn sẽ thông minh và khỏe mạnh hơn

Phụ nữ có vòng 3 lớn hơn sẽ thông minh và khỏe mạnh hơn

Một nghiên cứu mới được công bố đã cho thấy những phụ nữ có vòng 3 lớn hơn sẽ có một cuộc sống tốt đẹp hơn.

Đăng ngày: 03/12/2016
Anh có thể áp dụng việc tạo ra trẻ sơ sinh từ một cha và hai mẹ

Anh có thể áp dụng việc tạo ra trẻ sơ sinh từ một cha và hai mẹ

Các nhà khoa học Anh ngày 30/11 đã tán thành việc áp dụng phương pháp thụ tinh ống nghiệm nhằm sinh ra các em bé từ một cha và hai mẹ (gọi tắt là TPIVF).

Đăng ngày: 03/12/2016
Stephen Hawking cảnh báo về căn bệnh đe dọa hàng triệu người

Stephen Hawking cảnh báo về căn bệnh đe dọa hàng triệu người

Mới đây, nhà vũ trụ học nổi tiếng Stephen Hawking đã xuất hiện trong đoạn video ngắn thuộc chiến dịch truyền thông của tổ chức phi lợi nhuận Thụy Điển GEN-PEP.

Đăng ngày: 02/12/2016
Những căn bệnh có khả năng gây tử vong cao nhất khi bạn còn trẻ

Những căn bệnh có khả năng gây tử vong cao nhất khi bạn còn trẻ

Nếu bạn lơ là sức khỏe vì cho là mình còn trẻ thì bạn sẽ thay đổi suy nghĩ sau khi đọc bài viết này.

Đăng ngày: 02/12/2016
Học sinh Australia sản xuất thuốc cho người nhiễm HIV

Học sinh Australia sản xuất thuốc cho người nhiễm HIV

Nhóm học sinh Australia tham gia sản xuất Daraprim, loại thuốc được dùng cho người nhiễm HIV và sốt rét, sau khi giá của nó tăng lên mức kỷ lục khiến nhiều bệnh nhân không mua nổi.

Đăng ngày: 02/12/2016
Nhồi máu cơ tim giết chết nhiều thiên tài thế giới

Nhồi máu cơ tim giết chết nhiều thiên tài thế giới

Arthur Conan Doyle, cha đẻ của Sherlock Holmes và "ông hoàng nhạc Rock 'n Roll" Elvis Presley là hai trong số nhiều người nổi tiếng chết vì nhồi máu cơ tim.

Đăng ngày: 02/12/2016
Tháng 12 dễ gây bệnh tật cho bạn

Tháng 12 dễ gây bệnh tật cho bạn

Thời tiết lạnh, thiếu ánh nắng là hai nguyên nhân khiến con người dễ đổ bệnh vào tháng cuối cùng trong năm.

Đăng ngày: 01/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News