Sứ mệnh quan trọng của vi sinh vật trong cơ thể chết
Vi sinh vật trong cơ thể người chết vẫn tồn tại và đóng vai trò quan trọng trong tiến trình tái chế chất dinh dưỡng còn sót lại trong cơ thể đã chết để nuôi dưỡng sự sống mới.
Đó là kết quả nghiên cứu được công bố gần đây của nhóm nghiên cứu do bà Jennifer DeBruyn, giáo sư vi sinh môi trường tại Trường ĐH Tennessee (Mỹ), dẫn đầu.
Vi sinh vật trong cơ thể chết kết hợp với cộng đồng vi sinh vật trong lòng đất giúp phân hủy xác. (Ảnh minh họa).
Khi thi thể được chôn xuống lòng đất, vi sinh vật trong cơ thể chết sẽ xâm nhập đất cùng với một lượng chất lỏng từ quá trình cơ thể phân hủy. Những vi sinh vật này đi vào một môi trường hoàn toàn mới và gặp cộng đồng vi sinh vật hoàn toàn mới trong lòng đất, kết hợp nhau để giúp phân hủy xác.
Nhóm nghiên cứu chỉ ra rằng việc trộn đất và chất lỏng phân hủy chứa đầy vi sinh vật liên quan vật chủ đã làm tăng tốc độ phân hủy - vượt xa tốc độ phân hủy của riêng cộng đồng vi sinh vật trong đất.
Nhóm nghiên cứu cũng phát hiện các vi sinh vật liên quan vật chủ đã thúc đẩy chu trình ni-tơ. Ni-tơ là chất dinh dưỡng thiết yếu cho sự sống nhưng phần lớn ni-tơ tồn tại ở dạng khí trong khí quyển, sinh vật không thể sử dụng. Trong khi đó, chất phân hủy đóng vai trò quan trọng trong việc tái chế các dạng ni-tơ hữu cơ như protein thành các dạng vô cơ như amoni và nitrat mà vi sinh vật và thực vật có thể sử dụng.
Sự phân hủy của động vật chết hoặc xác chết sẽ tạo ra đa dạng sinh học và là một mắt xích quan trọng trong chuỗi thức ăn. Các vi sinh vật phân hủy chuyển đổi các nhóm phân tử hữu cơ giàu dinh dưỡng có trong cơ thể người chết thành các dạng nhỏ hơn, khả dụng sinh học hơn mà các sinh vật khác có thể sử dụng để hỗ trợ sự sống mới. Chính vì vậy, không có gì lạ khi thấy sự sống thực vật phát triển mạnh mẽ gần một xác động vật đang phân hủy.

Than đá được hình thành như thế nào?
Than đá là một loại đá trầm tích có màu nâu-đen hoặc đen có thể đốt cháy và thường xuất hiện trong các tầng đá gồm nhiều lớp hoặc lớp khoáng chất hay còn gọi là mạch mỏ.

Nguồn gốc và ý nghĩa Tết Đoan ngọ ở Việt Nam
Tết Đoan Ngọ là một trong những ngày lễ Tết truyền thống ở Việt Nam. Tết Đoan Ngọ được tổ chức vào ngày mùng 5/5 âm lịch. Vậy năm 2021 Tết Đoan Ngọ rơi vào ngày nào?

Nguồn gốc và ý nghĩa của hoa Tiên Ông (Dạ Lan Hương)
Hoa tiên ông hay còn gọi là hoa dạ lan hương, là một loài hoa có hương thơm dễ chịu, được nhiều người dân Hà Nội ưa chuộng vào các dịp lễ Tết.

Lý giải hiện tượng lá cây đổi màu vào mùa thu
Nhớ lại từ những kiến thức sinh học ở trường phổ thông, chúng ta đều biết rằng, màu xanh của lá cây có được là do chất diệp lục tạo nên. Khi tiết trời chuyển sang thu, lá bắt đầu chuyển sang màu vàng hoặc đỏ.

Khi chị em sinh đôi cưới anh em sinh đôi và sinh con: Những đứa trẻ ngoại hình có giống nhau không?
Ví dụ thực tế của 2 cặp song sinh cùng trứng người Mỹ sẽ giải đáp cho thắc mắc muôn thuở này.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.
