Sự phức tạp của nói dối
Nếu không xét đến các vấn đề thuộc phạm trù đạo đức, thì để có thể nói dối phải có kỹ năng không đơn giản chút nào.
>>> Soạn tin nhắn nói dối tốn nhiều thời gian hơn
Cuộc nghiên cứu mới đây của Phó giáo sư Sean Lane và cựu sinh viên Kathleen Vieria đã xem xét hai loại nói dối: Mô tả sai và phủ nhận giả, đồng thời xem xét bộ máy nhận thức khác nhau mà con người sử dụng để lưu giữ và tạo ra chúng.
Mô tả sai là sự bay bổng có chủ ý của trí tưởng tượng, khi đó chúng ta tạo ra các tình tiết và mô tả một điều gì đó chưa từng xảy ra. Rất dễ nhớ ra một lời nói dối thuộc dạng mô tả sai vì theo Sean Lane, chúng ta phải mất nhiều năng lượng nhận thức và nỗ lực để tạo ra chúng. Khi các đối tượng trong nghiên cứu của Lane được yêu cầu nhớ lại những mô tả sai của mình 48 giờ sau đó, phần lớn nhớ rất chính xác. Họ nhớ những gì đã nói và cả những điều không chính xác trong đó.
Ảnh: slumpedover.com
Người nói dối phải nhớ những gì họ nói và cũng phải xem xét xem chúng hợp lý đến đâu. Càng đưa ra chi tiết cụ thể, người nói dối càng phải tự giám sát xem họ tự tin đến chừng nào. Và nếu người nghe dường như không tiếp nhận nó, người nói dối phải thích ứng với câu chuyện sao cho phù hợp.
Trang Science Daily dẫn lời Sean Lane: "Nếu tôi định nói dối bạn về một điều gì đó chưa xảy ra, sẽ có rất nhiều liên kết diễn ra trong tâm trí tôi. Quá trình tạo ra lời nói dối đưa ra những mô tả và chi tiết, chúng cũng đưa ra thông tin về quá trình hình thành”.
Điều này khác với phủ nhận giả. Loại nói dối này phủ nhận một điều gì đó đã thực sự xảy ra nên thường ngắn gọn và do đó nhu cầu nhận thức của nó thấp hơn nhiều. Đối tượng thử nghiệm của Lane khó nhớ ra những phủ nhận giả của họ sau 48 giờ. Sean Lane cho biết: "Trong loại nói dối này, người nói dối không dựng nên các chi tiết và cũng sẽ không nhớ hành động vì sự phủ nhận không liên quan nhiều đến nhận thức".
Phát hiện này rất có ý nghĩa đối với quá trình thẩm vấn, khi những nghi phạm phải trả lời một loạt câu hỏi liên tiếp. Các nghi phạm có xu hướng quên sự phủ nhận giả, do đó có khả năng tự mâu thuẫn với bản thân trong cùng một thông tin sau đó. Nhưng bên cạnh đó, nó cũng liên quan tới những nghi phạm vô tội. Đối tượng thử nghiệm của Lane cũng gặp khó khăn khi nhớ lại sự phủ nhận họ đưa ra là thật hay giả. Vấn đề về trí nhớ này có thể gây tai họa cho nghi can được yêu cầu đưa ra sự phủ nhận trung thực lặp đi lặp lại.
Để giải thích, Lane đã trích dẫn “hiệu ứng sự thật ảo tưởng”. Đây là quan điểm cho rằng việc nghe thông tin giả lặp đi lặp lại sẽ biến nó thành sự thật, đơn giản vì nó tương tự nhau. Điều này có thể dẫn đến một ký ức giả, một hiện tượng đã được chứng minh. Ví dụ, một người đàn ông nhiều lần phủ nhận sự hiện diện của ông ta tại hiện trường vụ án có thể bắt đầu tưởng tượng cảnh tượng đó: nơi nào, trông như thế nào, người nào có mặt... ngay cả khi ông ta chưa bao giờ ở đó.
Nghiên cứu này, được công bố trên tạp chí Nhận thức bộ nhớ và Nghiên cứu ứng dụng, mở ra một góc nhìn sâu hơn cho các nhà điều tra tội phạm về hành vi nói dối.