Sự sống Trái đất có thể đến từ "xác sống không gian"

Các nhà khoa học đã xác định được dạng thiên thể có thể là nguồn cung cấp carbon, nguyên tố cốt lõi để tạo nên các khối xây dựng sự sống cho các hành tinh như Trái đất.

Nhóm nghiên cứu đứng đầu bởi nhà thiên văn Paola Marigo của Đại học Padua (Ý) đã xem xét các sao lùn trắng oxy – carbon trong các cụm sao mở cũ của thiên hà chứa Trái đất - Milky Way. Họ đã làm sáng tỏ nguồn gốc của nguyên tố thiết yếu cho sự sống của Trái đất: carbon.

Sao lùn trắng vốn chỉ là một dạng "xác sống" trôi nổi trong không gian. Khi một ngôi sao như Mặt Trời hết năng lượng, nó sẽ bùng nổ thành một siêu tân tinh, để rồi phần còn lại co thành một sao lùn trắng nhỏ bé. Sao lùn trắng về bản chất chỉ là xác chết của một ngôi sao, nhưng vẫn "sống" theo một dạng thức đặc biệt. Một số nghiên cứu cho thấy có những hành tinh vẫn được nuôi dưỡng bởi sao mẹ là sao lùn trắng, thậm chí có cái đủ "chuẩn" cho sự sống.

Sự sống Trái đất có thể đến từ xác sống không gian
Cận cảnh những sao lùn trắng, nguồn gốc của nguyên tố quan trọng nhất cho sự sống Trái đất - (ảnh:Caltech/ IPAC).

Theo giáo sư Enrico Ramirez-Ruiz trừ Đại học California ở Santa Cruz (Mỹ), đồng tác giả của nghiên cứu, họ đã phân tích dữ liệu từ Đài thiên văn W.M. Keck đặt ở Hawaii, và đo được khối lượng của các sao lùn trắng thuộc 5 cụm sao mở là NGC 752, Ruprecht 147, NGC 6121, NGC 6819 và NGC 7789.

Sử dụng lý thuyết về sự tiến hóa sao, họ đã tính toán được độ lớn của các ngôi sao đó khi còn sống và ước lượng chúng lớn ít nhất bằng 1,5 lần Mặt trời của Trái đất.

Với khối lượng này, chúng làm được một điều mà không ngôi sao các làm được: cung cấp carbon cho các hành tinh non trẻ như Trái đất.

Cụ thể, các nguyên tử carbon được tạo ra trong ngôi sao thông qua sự hợp nhất của 3 hạt nhân helium. Carbon này được chuyển lên bề mặt vào cuối đời ngôi sao, để rồi bắn khắp không gian trong cú bùng nổ siêu tân tinh. Theo các cơn gió sao nhẹ, carbon này chu du khắp môi trường liên sao.

Và một vài cơn gió sao mang hạt mầm sự sống này đã thổi vào Hệ Mặt trời non trẻ 4,6 tỉ năm trước, nơi các hành tinh bao gồm Trái đất đang hình thành. Nếu hành tinh đó có các điều kiện phù hợp cho sự sống, hạt mầm đó sẽ góp phần tạo nên thứ gọi là các "khối xây dựng sự sống" sơ khai.

Nghiên cứu vừa công bố trên tạp chí khoa học Nature Astronomy.

Loading...
TIN CŨ HƠN
SpaceX có thể đưa tàu vũ trụ NASA tới sao Mộc

SpaceX có thể đưa tàu vũ trụ NASA tới sao Mộc

Dự thảo mới của quốc hội Mỹ sẽ mở ra cơ hội để SpaceX và các công ty tư nhân khác phóng tàu vũ trụ NASA vào không gian sâu.

Đăng ngày: 10/07/2020
Trung Quốc phát hiện vật chất kỳ lạ ở vùng tối của Mặt trăng

Trung Quốc phát hiện vật chất kỳ lạ ở vùng tối của Mặt trăng

Kết quả phân tích dữ liệu của robot tự hành Thỏ Ngọc 2 cho thấy hợp chất tìm thấy ở vùng tối của Mặt Trăng nhiều khả năng là đá tan chảy.

Đăng ngày: 09/07/2020
Ảnh chụp sao chổi rực sáng tuyệt đẹp từ trạm vũ trụ

Ảnh chụp sao chổi rực sáng tuyệt đẹp từ trạm vũ trụ

Phi hành gia làm việc trên Trạm Vũ trụ Quốc tế (ISS) chụp ảnh sao chổi NEOWISE cùng vệt đuôi dài nổi bật trên nền trời đen thẫm.

Đăng ngày: 09/07/2020
Kính viễn vọng chụp ảnh tiểu hành tinh

Kính viễn vọng chụp ảnh tiểu hành tinh "lao vào nhau"

Hai tiểu hành tinh di chuyển qua trước ống kính của kính viễn vọng không gian Hubble, tạo thành các vệt sáng trông như cắt nhau trong ảnh.

Đăng ngày: 09/07/2020
Phát hiện chuẩn tinh bí ẩn trong vũ trụ non trẻ

Phát hiện chuẩn tinh bí ẩn trong vũ trụ non trẻ

Một nhóm các nhà khoa học quốc tế vừa phát hiện chuẩn tinh (quasar) ở rất xa trong vũ trụ khả kiến.

Đăng ngày: 09/07/2020
Phát hiện

Phát hiện "hành tinh giả thuyết": một Hải Vương Tinh hóa Trái đất

Lần đầu tiên, các nhà thiên văn học đã khám phá ra một vật thể kỳ lạ thuộc lớp hành tinh giả thuyết Chthonia, nằm cách Trái đất 730 năm ánh sáng.

Đăng ngày: 08/07/2020
Mặt trăng đến từ đâu?

Mặt trăng đến từ đâu?

Mặt trăng không tự nhiên mà có và quay quanh Trái đất của chúng ta, đối với các nhà khoa học, nguồn gốc về sự hình thành của Mặt trăng vẫn còn là một điều bí ẩn.

Đăng ngày: 08/07/2020
Tiêu điểm
Khoa Học News