Sự sống trước khi có protein

Tế bào sơ khai có thể đã nạp năng lượng thông qua màng phân tử bằng chất béo. Rất lâu từ trước khi có gà và trứng, sự sống phải giải bài toán khó “gà có trước hay trứng có trước”.

Những tế bào đầu tiên trên trái đất sơ khai cần chất dinh dưỡng từ môi trường xung quanh để phát triển và sinh sôi đủ lâu nhằm tiến hóa những protein phức tạp. Nhưng lớp màng bao bọc tế bào hiện đại cần những protein phức tạp đóng vai trò làm lỗ thấm hút để dinh dưỡng đi vào tế bào. Giả thiết cho rằng, các tế bào sơ khai không cần có những lỗ protein phức tạp này, vì vậy các nhà khoa học thắc mắc làm thế nào các tế bào sống đầu tiên lấy được dinh dưỡng từ môi trường bên ngoài.

Trong khi cố gắng tạo ra các tế bào đơn giản nhân tạo như ban đầu, các nhà nghiên cứu đã phát hiện một cách khả dĩ cho tình huống này. Bằng cách tạo ra màng nhân tạo từ các hợp chất phân tử chất béo khác nhau từ màng của tế bào hiện đại, các nhà khoa học phát hiện ra công thức mà các màng cho phép dinh dưỡng đi vào tế bào.

Các thí nghiệm trước đây chứng minh rằng phân tử chất béo dùng trong thí nghiệm có thể đã tồn tại trên trái đất trước khi sự sống bắt đầu, và trong nước muối những phân tử này cuộn tròn tự phát thành những quả cầu nhỏ rồi từ đó tạo nên những tế bào đầu tiên.

Người ta nghi ngờ rằng những tế bào sống đầu tiên thực sự có màng từ đúng các hợp chất chất béo dùng trong những thí nghiệm đó, các nhà khoa học cũng đồng ý như vậy. Nhưng công trình lại cho thấy điều này có thể theo quy luật tự nhiên là các tế bào sơ khai nhận chất dinh dưỡng từ môi trường mà không cần sự giúp đỡ của protein. Nhóm đã trình bày trên ấn bản Nature trực tuyến 04 tháng 06.

Gà có trước hay trứng có trước? (Ảnh: www.cooltownstudios.com)

Theo nhà khoa học chính Jack Szostak, nhà di truyền học tại Bệnh viện đa khoa Massachusetts ở Boston, “Tôi không nghĩ rằng có bất kỳ công trình nào trước đây chứng mình rằng bạn có thể thu được chất dinh dưỡng qua lớp màng. Đây là cái nhìn cận cảnh đầu tiên vào việc làm thế nào khiến nó hoạt động.”

Trong khi các lớp màng, gồm axit béo và glycerol monoester thay vì phospholipids tìm thấy trong tế bào ngày nay, cho phép các chất dinh dưỡng bé lọt qua, những phân tử tương tự như DNA lớn hơn bị giữ lại bên trong quả cầu. Vì vậy tế bào tạo từ loại màng này có thể giữ lại mã di truyền của chúng.

Công trình “chắc chắn sẽ có đóng góp nhất định khi cho rằng những ngăn bao quanh bởi màng đơn giản có thể tồn tại một cách tự nhiên”, theo như nhận xét của Robert Shapiro, nhà nghiên cứu nguồn gốc sự sống tại ĐH New York.

Mục tiêu cuối cùng của Szotak là tạo ra được dạng sống đơn giản của sự sống nhân tạo bằng cách gói những phân tử tương tự DNA, tự nhân bên trong những lớp màng như thế và cung cấp dinh dưỡng để các “tiền tế bào” có thể phát triển và phân chia.

“Nếu chúng tôi không cố tạo ra những tiền tế bào, chúng tôi sẽ không bao giờ phát hiện ra điều này.” 

Từ khóa liên quan:

sinh học

tế bào

sự sống

protein

Loading...
TIN CŨ HƠN
Kỳ lạ loài

Kỳ lạ loài "cây đi bộ" duy nhất trên thế giới

Socratea exorrhiza có lẽ là loài cây di động duy nhất trên thế giới. Hệ thống phức tạp của rễ cây hoạt động như chân, giúp cây liên tục di chuyển về phía ánh sáng mặt trời khi chuyển mùa.

Đăng ngày: 04/04/2025
Phân biệt đào bích và đào phai

Phân biệt đào bích và đào phai

Đào phai và đào bích là hai loại hoa đào Tết khá phổ biến và được nhiều người yêu thích.

Đăng ngày: 04/04/2025
Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Kỳ lạ loài nấm “che mặt” như mỹ nhân, quý hiếm nhất Việt Nam

Nấm Tâm Trúc là một trong những loài nấm quý hiếm nhất Việt Nam bên cạnh nấm linh chi, nấm Thái Dương, nấm Thượng Hoàng...

Đăng ngày: 02/04/2025
Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Cận cảnh loại bướm có tên trong sách đỏ Việt Nam

Theo “Sách đỏ Việt Nam”, bướm khế có tên khoa học là Attacus atlas, cấp độ đe dọa xếp vào mức R (Rare: Hiếm, có thể sẽ nguy cấp). Loài bướm này được ghi nhận có kích thước lớn nhất ở nước ta và trên thế giới.

Đăng ngày: 28/03/2025
Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Demodex - Loài rận chuyên ký sinh trên... da mặt người

Bạn không cần cảm thấy ngứa ngáy khi đọc thông tin này. Theo các nhà nghiên cứu, loài rận Demodex dường như không gây hại với cơ thể người và có lẽ bất kỳ ai đang sống cũng đều có chúng ở trên mặt mình.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Các loài côn trùng nguy hiểm nhất thế giới

Muỗi, ong bắp cày ở trong số những loài bọ nguy hiểm nhất thế giới. Khi đốt, chúng truyền bệnh hoặc nọc độc làm chết người.

Đăng ngày: 26/03/2025
Các loài muỗi

Các loài muỗi "kinh dị" không thèm hút máu người

Muỗi tuyết, muỗi nước, muỗi vằn Midge... là những loài muỗi không hút máu người nhưng rất hay bị con người "tàn sát".

Đăng ngày: 21/03/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News