Sự thật: Cá voi trong tiếng Anh được gọi là "cá tinh trùng", vì sao thế?

Có nhiều loài cá voi với kích cỡ khác nhau, nhưng tựu chung, tất cả đều là những sinh vật khổng lồ sống trong đại dương, những ông trùm của biển cả.

Cá nhà táng cũng vậy, là một sinh vật trong bộ cá voi, với chiều dài cơ thể vượt 20m. Có thể chúng không phải loài cá đứng đầu về mặt kích cỡ, nhưng lại sở hữu cái đầu lớn nhất trong bộ cá voi, cùng bộ não lớn nhất trong thế giới động vật.

Sự thật: Cá voi trong tiếng Anh được gọi là cá tinh trùng, vì sao thế?
Cá nhà táng, loài cá có bộ não lớn nhất trong vương quốc động vật.

Nhưng hôm nay, thứ chúng ta cần nhắc đến không phải là sự tuyệt diệu của cá nhà táng, mà là cái tên. Bạn biết không, trong tiếng Anh, cá nhà táng có cái tên là "sperm whale", và nếu dịch ra tiếng Việt, nó có nghĩa là... cá voi tinh trùng.

Tại sao lại có cái tên kỳ lạ này?

Tinh trùng (sperm) của "cá voi tinh trùng" cũng không có gì đặc biệt hơn các loài động vật khác, khi mục đích chỉ là vận chuyển gene của bố đến trứng để thụ thai mà thôi. Tuy nhiên, từ "tinh trùng" (sperm) trong "sperm whale" thì không phải để chỉ tinh trùng thực sự của loài cá này.

Lý do là vì cá nhà táng có một bộ phận khổng lồ phía hộp sọ trước cơ thể. Mục đích tồn tại của bộ phận này vẫn là một dấu hỏi lớn của khoa học, nhưng dựa trên mật độ, kích cỡ và vị trí, có vẻ như nó có liên quan đến cách loài cá này phát ra sóng âm thanh.

Sự thật: Cá voi trong tiếng Anh được gọi là cá tinh trùng, vì sao thế?
Bộ phận kỳ lạ phía đầu cá nhà táng, và vì nó mà bị gọi là... tinh trùng.

Khi con cá nhà táng đầu tiên bị săn, người ta cắt vào bộ phận này và thấy một dung dịch kỳ lạ có dạng dầu chảy ra - được gọi là dầu cá. Thứ dầu cá này trông rất giống... tinh dịch, và thế là cái tên sperm whale - cá voi tinh trùng ra đời.

Sự thật: Cá voi trong tiếng Anh được gọi là cá tinh trùng, vì sao thế?
Dầu cá nhà táng được con người áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực.

Vào thời đại nghề săn cá voi lên ngôi, dầu cá nhà táng được con người áp dụng trong rất nhiều lĩnh vực: dùng để làm nến, xà phòng, mỹ phẩm, dầu máy...

Hiện tại, cá nhà táng được xếp vào danh sách Dễ thương tổn trong Sách Đỏ, với nhiều luật lệ hạn chế và ngăn cấm con người săn bắt.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thủy triều đen là gì? Nguyên nhân và cách khắc phục thủy triều đen

Thuỷ triều đen thực ra chỉ là câu nói nghĩa bóng của những đợt tràn dầu biển, những đợt hàng hoá có hại nhập lậu, ô nhiễm môi trường.

Đăng ngày: 26/03/2018
Loài cá mập ăn cỏ nhiều hơn thịt khiến giới khoa học bối rối

Loài cá mập ăn cỏ nhiều hơn thịt khiến giới khoa học bối rối

Hành vi ăn cỏ biển của một số cá mập đầu xẻng khiến giới nghiên cứu ngạc nhiên vì loài này có truyền thống ăn thịt.

Đăng ngày: 06/07/2017
Cách các nhà khoa học bảo quản quả tim cá voi nặng 200 kilogram

Cách các nhà khoa học bảo quản quả tim cá voi nặng 200 kilogram

Cơ thể nó to đến vậy nên nó cần một quả tim đủ mạnh mẽ để có thể sống sót, một quả tim nặng 200 kilogram!

Đăng ngày: 05/07/2017
Phát hiện sinh vật biển có hình dạng vô cùng kỳ lạ và đáng sợ

Phát hiện sinh vật biển có hình dạng vô cùng kỳ lạ và đáng sợ

Theo Daily Mail, một ngư dân ở gần bãi biển Leo Carrillio, tiểu bang California, Mỹ đã rất sửng sốt khi phát hiện ra một sinh vật biển có vẻ ngoài vô cùng kỳ lạ, đáng sợ.

Đăng ngày: 04/07/2017
Phát hiện cá, tôm sống dưới lớp băng dày ở Nam Cực

Phát hiện cá, tôm sống dưới lớp băng dày ở Nam Cực

Khi khoan một lỗ nhỏ tại Nam Cực, các nhà khoa học sửng sốt khi thấy những con cá, tôm bơi trong bóng tối vĩnh cửu ở độ sâu 740m bên dưới lớp băng.

Đăng ngày: 01/07/2017
Tận mắt xem loài giun khổng lồ mà cá mập cũng phải gọi là

Tận mắt xem loài giun khổng lồ mà cá mập cũng phải gọi là "sư phụ"

Loài giun khổng lồ này có chiều dài thân khoảng 18m với đường kính thân mình lớn hơn cả cá mập.

Đăng ngày: 30/06/2017
Nọc độc có thể gây tử vong của cá mặt quỷ

Nọc độc có thể gây tử vong của cá mặt quỷ

Cá mặt quỷ có thể phóng nọc độc gây suy tim khi nạn nhân chạm vào dãy gai nhọn trên lưng nó.

Đăng ngày: 29/06/2017
Tiêu điểm
Khoa Học News