Sự thật chiếc khăn tắm chứa tỷ vi khuẩn bạn cuốn lên người mỗi ngày
Bạn có biết là khăn tắm của bạn bẩn kinh khủng khiếp không?
Sự thật về chiếc khăn tắm bạn dùng mỗi ngày
Có một sự thật rất... kinh hoàng, đó là khăn tắm của chúng ta cực kỳ bẩn.
Khoảnh khắc bạn sử dụng khăn tắm cũng là lúc vật dụng này trở thành nơi cư trú của vi khuẩn, nấm, da chết, cùng rất nhiều loại vi khuẩn và chất bẩn khác có sẵn trong phòng tắm, bao gồm cả... nước tiểu và phân.
Theo Philip Tierno - nhà vi khuẩn và bệnh lý học thuộc khoa Y ĐH New York - thì hầu hết số vi khuẩn này sẽ không gây hại, vì chúng đến từ cơ thể chúng ta. Tuy nhiên, sự thật kinh khủng là chúng sẽ sinh sản với tốc độ chóng mặt. Một số thống kê cho thấy trong điều kiện thích hợp, một con vi khuẩn có thể sinh sôi thành 1 tỉ cá thể chỉ trong vòng 10h đồng hồ.
Vi khuẩn sinh sôi trong khăn tắm rất nhanh.
Trong khi đó, khăn tắm sau khi sử dụng lại chính là nơi ở hội tụ đủ điều kiện giúp mọi loài vi khuẩn phát triển: độ ẩm cao, nhiệt độ ấm, oxy, dinh dưỡng, và cả độ cân bằng pH tự nhiên. Tất cả những điều kiện này đều đến từ cơ thể người.
Các chuyên gia cho biết, dù bạn có tắm thường xuyên, sau đó cả ngày không làm gì, cơ thể bạn vẫn luôn "bẩn". Đó là do cơ thể chúng ta thay thế tới hàng ngàn tế bào da mỗi ngày, tạo thành da chết hay còn gọi là ghét bẩn. Đây chính là nguồn dinh dưỡng tuyệt vời cho sự phát triển của vi khuẩn.
Vậy tối đa bạn có thể sử dụng khăn tắm bao nhiêu lần trước khi số lượng vi khuẩn trở nên kinh hoàng như vậy. Tiến sĩ Tierno cho biết: "Nếu sau mỗi lần sử dụng bạn đều phơi khô tuyệt đối, thì tối đa là... 3 lần sử dụng".
Và đó là chỉ tính trong trường hợp bạn phơi khăn tắm ở nơi thoáng mát. Nếu bạn phơi khăn tắm ở nơi có độ ẩm cao như ngay tại chính phòng tắm của bạn, khả năng cao là chỉ sau một lần sử dụng, khăn tắm sẽ "bốc mùi". Theo Tierno: "Nếu khăn tắm có mùi tức là có vi khuẩn đang sinh sôi và sẽ cần được giặt ngay lập tức".
Tuy nhiên bên cạnh đó, dù phần lớn vi khuẩn này có thể không gây hại cho bạn vì cơ thể bạn đã quen với chúng, nhưng nếu bạn dùng chung khăn tắm, bạn có thể phải tiếp nhận những vi khuẩn mà cơ thể chưa từng tiếp cận - như khuẩn tụ cầu vàng (Staphylococcus aureus) - gây giảm sức đề kháng của chúng ta.
Đọc xong bài viết này, có lẽ một vài bạn "lười" trong chúng ta phải giật mình mà từ bỏ thói quen cả tuần mới giặt khăn tắm một lần đúng không?

Nhiễm "hơi lạnh" đám ma sẽ dễ mang bệnh?
Rất nhiều người kiêng đi đám ma khi cơ thể yếu, đặc biệt là trẻ nhỏ, người già yếu, phụ nữ có thai vì sợ nhiễm hơi lạnh từ người chết sẽ sinh bệnh.

Chuẩn đoán bệnh qua nước tiểu
Nước tiểu là yếu tố dự báo tuyệt vời cho sức khỏe của bạn. Thông qua màu sắc và mùi của nước tiểu chúng ta có thể dự đoán về tình trạng sức khỏe, thậm chí báo động một căn bệnh tiềm ẩn nào đó trong cơ thể bạn.

Cách xử trí khi bị chuột rút
Chuột rút là tình trạng co thắt cơ đột ngột, gây đau dữ dội ở một bắp thịt thường là co cơ do lạnh hay hoạt động quá sức, làm cho bệnh nhân không tiếp tục cử động được nữa. Vậy phải xử lý như thế nào khi bị chuột rút để giảm đau nhanh chóng và hiệu quả?

Bí quyết để phòng tránh đầy bụng trong ngày Tết
Chế độ sinh hoạt thất thường, ăn uống không điều độ trong kỳ nghỉ Tết thường khiến bạn đầy hơi, khó tiêu. Việc lựa chọn thực phẩm hợp lý sẽ giúp bạn hạn chế tình trạng này.

Shinrin-yoku: Cách người Nhật dùng thiên nhiên chữa bệnh
"Forest bathing" hay "tắm rừng" được dịch sát nghĩa từ "Shinrin-yoku" là một cụm từ do chính phủ Nhật sáng tạo vào năm 1982 nhằm khuyến khích những cư dân thành thị đắm mình vào thiên nhiên.

Tetrodotoxin: Chất độc thường gặp trong cá nóc
Tetrodotoxin còn có một số tên gọi khác như: Fugu poison, Maculotoxin, Spheroidine, Tarichatoxin, TTX.
