Sự thật choáng váng đằng sau ba nguyên tắc thị tẩm khắt khe của phi tần trong hậu cung

Các phi tần trong hậu cung để có được cơ hội thị tẩm đã phải dùng mọi thủ đoạn để đấu tranh.

Trong hậu cung có hàng vạn những cung nữ, phi tần xinh đẹp, mà hoàng đế lại chỉ có một. Vì vậy, ai cũng muốn giành cơ hội để được hoàng đế thị tẩm.

Phi tần nào được chọn thị tẩm sẽ giành được sự sủng ái của hoàng đế. Cuộc sống trong hậu cung của người đó cũng sẽ không phải lo lắng gì, được sống trong vinh hoa phú quý. Đặc biệt, nếu phi tần đó mang thai con của hoàng đế thì chức vị sẽ được tăng cao và sống trong cung không phải nhìn sắc mặt ai.

Sự thật choáng váng đằng sau ba nguyên tắc thị tẩm khắt khe của phi tần trong hậu cung
 Các phi tần có hầu hạ hoàng đế thì cũng cần phải tuân theo các bước quy định.

Để có được cơ hội thị tẩm khó khăn là vậy, nhưng việc thực hiện các bước cho việc thị tẩm của các phi tần cũng không hề dễ dàng và thậm chí là vô cùng nghiêm ngặt. Hoàng cung là nơi có nhiều quy định nghiêm khắc. Các phi tần có hầu hạ hoàng đế thì cũng cần phải tuân theo các bước quy định. Thông qua những bộ phim cổ trang Trung Quốc, chúng ta cũng có thể thấy được việc họ tái hiện phần nào những quy định này.

Ba quy định thị tẩm khắt khe của phi tần

Để chuẩn bị cho một lần được thị tẩm, các phi tần cần chuẩn bị theo quy định như sau.

  • Thứ nhất, trước khi thị tẩm, các phi tần phải cởi bỏ đồ, trang sức trên người rồi đi tắm rửa sạch sẽ. Sau đó, sẽ thực hiện bước quấn người bằng một chiếc chăn bông rồi đợi người của nội vụ phủ đến khiêng phi tần đó đến phòng của hoàng đế.
  • Thứ hai, đó là trong lúc thị tẩm, các phi tần không được phép phát ra tiếng. Quy tắc này được đặt ra để giữ tôn nghiêm cho hoàng đế. Để thực hiện quy tắc này, hoàng đế còn đặc biệt xây dựng "kính sự phòng". (Đây là phòng do nhóm thái giám và cung nữ làm việc, chủ yếu là sắp xếp chuyện thị tẩm của hoàng đế với các phi tần. Trong lúc hoàng đế và phi tần thị tẩm thì bên ngoài sẽ có một thái giám canh. Nếu phi tần phát ra tiếng động mà để thái giám nghe được thì thái giám sẽ ngăn lại và phi tần đó không được phép thị tẩm nữa).
  • Thứ ba, sau khi phi tần thị tẩm xong, không được ở lại trong phòng cùng hoàng đế quá lâu. Bởi chỉ có hoàng hậu sau khi thị tẩm xong mới có đặc quyền này. Vì vậy, ngay sau khi hết giờ thị tẩm, thái giám ngoài cửa sẽ hô "hết giờ". Những phi tần trong tẩm cung sẽ thu dọn để quay về cung của mình.

Hơn nữa, vào mùa đông, thời tiết rất lạnh, phi tần thị tẩm chỉ được quấn một chiếc chăn bông và khiêng qua đường đá xanh trong cung. Dù cơ thể có phải chịu lạnh cũng không được phát ra tiếng.

Điều này cũng đã gây cho các phi tần rất nhiều khó khăn. Nếu trong lúc đợi thị tẩm, phi tần quấn chăn không cẩn thận thì sẽ bị nhiễm lạnh. Điều này sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe và không thể tiếp tục thị tẩm hầu hạ hoàng đế. Hơn nữa, những phi tần này còn có nguy cơ không được phép thị tẩm trong thời gian dài bởi sức khỏe không đảm bảo. Tuy nhiên, những quy tắc đặt ra thì các phi tần bắt buộc phải tuân theo.

Nguyên nhân của những quy đinh khắt khe trong chuyện thị tẩm của phi tần

Nguyên nhân việc thị tẩm được quy định khắt khe như vậy bắt nguồn từ việc xảy ra vào thời hoàng đế Gia Tĩnh (nhà Minh). Đó là sự việc được xảy ra vào năm "Nhâm Dần" nên sử gọi là "Nhâm Dần cung biến". Đó là một vụ ám sát gây chấn động. Cụ thể, 16 cung nữ đã xông vào tẩm cung để ám sát hoàng đế Gia Tĩnh vào năm 1542.

Dù vụ ám sát không thành, nhưng sau đó, các quy tắc trong hoàng cung đã được thắt chặt, không chỉ áp dụng đối với các thái giám, nô tì trong cung mà còn với cả hoàng đế và các phi tần.

Sự thật choáng váng đằng sau ba nguyên tắc thị tẩm khắt khe của phi tần trong hậu cung
Ảnh minh họa vụ ám sát hoàng đế Gia Tĩnh.

Tóm lại, có thể thấy, các phi tần chốn thâm cung khi xưa không hề sung sướng như nhiều người vẫn tưởng, bởi lúc nào cũng phải sống trong lo sợ, tranh sủng. Để giành được sự yêu thương của hoàng đế, họ đã phải đánh đổi, hy sinh rất nhiều thứ, thậm chí ngay cả việc thị tẩm cũng không hề đơn giản.

Từ khóa liên quan:
Loading...
TIN CŨ HƠN
Người đàn ông có lưỡi dài nhất thế giới, uốn qua vòm miệng vào khoang mũi

Người đàn ông có lưỡi dài nhất thế giới, uốn qua vòm miệng vào khoang mũi

Chàng sinh viên chế tạo người máy hiện đang thực hành cách chạm vào mí mắt bằng lưỡi của mình, một kỳ tích mà anh ấy cảm thấy sẽ cải thiện đáng kể cơ hội ghi tên mình vào Sách kỷ lục Guinness.

Đăng ngày: 02/04/2022
Top 10 cú lừa gây chấn động trong lịch sử ngày Cá tháng Tư

Top 10 cú lừa gây chấn động trong lịch sử ngày Cá tháng Tư

Những cú lừa ngày cá tháng tư gây chấn động: Tin 'tháp Effeil bị dỡ bỏ' từng được đăng trên trang nhất một tờ báo Pháp; Google từng trêu ghẹo người dùng với tuyên bố sắp sản xuất cả đồ uống...

Đăng ngày: 01/04/2022
Một nhà toán học vừa giải được câu đố Ai Cập có tuổi đời 4.000 năm

Một nhà toán học vừa giải được câu đố Ai Cập có tuổi đời 4.000 năm

" Đây có thể là bài toán lâu đời nhất trong lịch sử nhân loại".

Đăng ngày: 01/04/2022
Pin xe ô tô điện bền đến mức nào?

Pin xe ô tô điện bền đến mức nào?

Nếu đang (hoặc chuẩn bị) sử dụng ô tô điện (EV), chắc chắn bạn luôn suy nghĩ đến câu hỏi này: pin xe sẽ hoạt động tốt trong bao lâu trước khi mất đi độ ổn định?

Đăng ngày: 01/04/2022
Thư viện đẹp nhất thế giới dùng

Thư viện đẹp nhất thế giới dùng "dơi" để bảo tồn những cuốn sách và bản thảo cũ

Thư viện Biblioteca Joanina đã sử dụng các đàn dơi như biện pháp ngăn chặn tự nhiên đối với côn trùng có khả năng ăn những cuốn sách và bản thảo cũ tại đây.

Đăng ngày: 01/04/2022
Những người hay bồn chồn lo lắng nên đi máy bay buổi nào trong ngày?

Những người hay bồn chồn lo lắng nên đi máy bay buổi nào trong ngày?

Nhiều người thường không biết rằng thời điểm bay trong ngày cũng là một trong những yếu tố được cân nhắc để giảm thiểu rủi ro tiềm ẩn trong hành trình.

Đăng ngày: 01/04/2022
Trung Quốc hạ thủy du thuyền chạy điện lớn nhất thế giới

Trung Quốc hạ thủy du thuyền chạy điện lớn nhất thế giới

Du thuyền chạy điện lớn nhất thế giới vừa thực hiện chuyến hải trình đầu tiên sau khi đi từ cảng Yichang thuộc tỉnh Hồ Bắc lên và trở về từ thượng nguồn sông Dương Tử, Trung Quốc.

Đăng ngày: 01/04/2022
Tiêu điểm
Khoa Học News