Sự thật đau lòng đằng sau hình ảnh dòng sông Bắc Cực nhuộm đỏ như máu
Bắc Cực - cái tên chỉ nghe thôi cũng tưởng tượng đến màu trắng. Một thế giới trắng xóa, với những vùng biển băng và các vùng đất gần như quanh năm lạnh giá.
Tất nhiên, trắng không phải là màu sắc duy nhất ở đây. Bắc Cực có cây cỏ, có các loài động vật không phải màu trắng, và đôi khi còn xuất hiện màu đỏ vì những trận chiến sinh tồn của chúng. Tuy nhiên, nếu một dòng sông đột nhiên biến thành màu đỏ thì lại là một câu chuyện khác, và đó là câu chuyện đang xảy ra.
Cụ thể, một con sông tại Vành đai Bắc Cực bỗng nhiên chuyển sang màu đỏ như máu, và đó là hệ quả của 20.000 tấn dầu diesel tràn ra do sự cố từ một nhà máy sản xuất Nikel gần thành phố Norilsk tại Siberia. Theo nhà chức trách Liên bang Nga, số dầu ấy đã tràn vào con sông Ambarnaya, nhuộm đỏ vùng nước dài 12km xung quanh nhà máy. Ngoài ra, có 800 tấn dầu tràn ra, ngấm vào đất.
Con sông nhuộm đỏ máu tại Siberia
Sự việc đã khiến tổng thống Vladimir Putin phải tuyên bố tình trạng khẩn cấp quốc gia, trong khi bộ trưởng tình huống khẩn cấp Yevgeny Zinichev phải bay đến hiện trường để chỉ đạo làm sạch gấp rút. Nhà chức trách khẳng định việc làm sạch được tiến hành nhanh chóng, và đã ngăn không cho dầu tràn ra đến biển (dù cần các xét nghiệm để xác nhận lại thông tin này). Tuy nhiên dù thế nào, hệ quả của vụ tràn dầu này sẽ còn khiến các vùng nước và đất xung quanh con sông sẽ bị ô nhiễm trong ít nhất nhiều thập kỷ nữa.
Ngày 3/6, nhà chức trách đã loại bỏ thành công khoảng 800 mét khối đất nhiễm bẩn cùng 262 tấn diesel bơm ra khỏi nước. "Độ ô nhiễm trong nước vượt mức cho phép tối đa tới cả vạn lần", trích lời Svetlana Radionova, giám đốc tổ chức giám sát môi trường Rosprirodnadzor.
Sự cố tràn dầu này sẽ gây ảnh hướng đến các loài động vật - như cá, chim, thú - sinh sống quanh khu vực.
Các nhà bảo tồn thiên nhiên đang tỏ ra lo ngại rằng sự việc sẽ gây ảnh hưởng xấu đến môi trường tự nhiên và tính mạng của các loài động vật - như cá, chim, thú - sinh sống quanh khu vực.
"Dầu diesel còn độc hơn dầu thô, và tình huống này đang có ảnh hưởng rất rộng," - Alexey Knizhnikov từ Quỹ bảo tồn thiên nhiên quốc tế (WWF) Nga cho biết.
Tổng thống Nga Putin cũng không mấy vui vẻ vì tình huống này. Nhà chức trách chỉ biết đến sự việc sau 2 ngày, khi các bức ảnh được lan tỏa trên mạng xã hội. Trong cuộc họp báo, ông Putin đã lớn tiếng công khai chỉ trích nhà chức trách địa phương, vì đã xử lý quá muộn.
"Tại sao chính quyền địa phương chỉ biết chuyện sau 2 ngày? Chẳng lẽ chúng ta phải phát hiện những tình huống khẩn cấp bằng mạng xã hội?" - trích câu hỏi của ông Putin.

Tại sao nhiệt độ cao khiến máy bay khó cất cánh?
Nhiệt độ gia tăng trên Trái đất đang khiến máy bay khó cất cánh hơn ở một số sân bay, đặt ra thách thức khác cho ngành hàng không dân dụng.

Chim én, chuồn buồn bay thấp báo hiệu mưa
Đôi khi chúng ta nhìn thấy chim én bay rất thấp, thậm chí thấp đến nỗi gần như sát mặt đất; cũng có khi chúng ta nhìn thấy rất nhiều chuồn chuồn tụ lại thành một đàn chỉ bay cách mặt đất một vài mét. N

Tác dụng của hiện tượng núi lửa phun trào
Một bản nghiên cứu mới đây đã chỉ ra rằng, núi lửa phun trào có thể giúp giảm bớt ảnh hưởng của hiện tượng Trái đất nóng lên.

Động đất là gì? Động đất được hình thành như thế nào?
Động đất là hiện tượng rung động đột ngột của vỏ Trái đất, mạnh hay yếu tuỳ từng trận (xác định bằng độ Richter).

Những nơi nóng nhất và lạnh nhất trên Trái Đất
Trạm Vostok, đảo Ellesmere, làng Oymyakon, thành phố Bangkok, thung lũng tử thần... là những địa dang nổi tiếng có nhiệt độ thấp và cao kỷ lục.

Thảm họa núi lửa khủng khiếp nhất lịch sử nhân loại
Với sức công phá khoảng 800 triệu tấn TNT, vụ núi lửa Tambora phun trào ngày 10/4/1815 tại Sumbawa, Indonesia là vụ nổ gây chấn động lớn nhất trong lịch sử nhân loại.
