Sự thật kinh dị đằng sau bức tường của tòa nhà tự nhiên mọc lông
Đám lông này thực chất là gì mà ai cũng phải sợ vậy?
Phía Đông Nam Alaska (Hoa Kỳ) có một công viên quốc gia. Trong công viên có một tòa nhà mang tên National Park Service. Và thời gian gần đây, một vài khoảng tường phía bên ngoài tòa nhà bỗng nhiên... mọc lông?!
Đây chính là đám lông ấy.
Bức ảnh trên do chính công viên quốc gia Alaska đăng tải trên Twitter, và nó đã thu hút hàng chục nghìn người quan tâm tò mò. Đám lông ấy là gì? Tại sao chúng lại mọc ra được?
Thắc mắc cũng phải, vì đám lông đen này trông khá kỳ lạ. Thông thường, bức tường nhà bạn bỗng dưng mọc ra lông thì là vì 2 lý do: một là tường quá ẩm dẫn đến nấm mốc mọc lên, hai là tường đã xuống cấp trầm trọng và bị rễ cây mọc xuyên qua.
Nhưng để ra được cả một đám lông vừa to, vừa dài, vừa dày lại còn đen xù xì như phim kinh dị thế này thì quả là chuyện hiếm. Và nếu nhìn kỹ hơn, bạn sẽ thấy rằng so sánh đám lông ấy với phim kinh dị vẫn còn nhẹ nhàng chán. Bởi lẽ, đám lông ấy... biết cử động.
Theo như thông báo chính thức của công viên, đám lông này thực chất chính là chân nhện - hàng trăm con cùng tụ tập thành đám, chật đến mức phải thò chân ra dọa người như thế đó.
Thực chất đây chínhlà chân nhện.
Chính xác hơn thì đây là những con nhện đen chân dài, với tên tiếng anh là daddy long-legs. Thực chất thì chúng không phải là nhện, mà thuộc một nhóm tổ hợp các loài chân đốt giống nhện gồm hơn 6000 loài. Do có 8 chân dài và nhỏ nên người ta nghĩ chúng là nhện, còn thực chất loài vật này có họ với bọ cạp hơn.
Nhưng có phải nhện hay không cũng chẳng quan trọng. Vấn đề là chúng giống nhện, lại còn là hàng trăm con! Thế là đủ để người ta sợ chết khiếp rồi.
Và tin buồn cho bạn đây! Hành vi tụ tập thành đám lúc nhúc của loài vật này hóa ra lại cực kỳ phổ biến. Chúng làm vậy là để giữ ấm, khiến thân nhiệt tăng lên trong mùa đông.
Ngoài ra thì vì không phải là nhện, nên nhện đen chân dài không có khả năng nhả tơ kết mạng. Nói cách khác, chúng không thể dựng tổ, cũng không thể tạo bẫy săn mồi, cũng không có khả năng tự vệ. Chính vì thế chúng sẽ tụ tập thành bầy để tăng khả năng sống sót trước kẻ thù.
Một số nghiên cứu cũng chỉ ra rằng loài vật này có rất nhiều điểm thú vị. Chẳng hạn vì không có vũ khí, nên chúng không có con mồi chủ đạo, mà sẽ ăn bất kỳ sinh vật nào nằm trong khả năng - từ sên, ấu trùng bọ, cho đến xác thối. Ngoài ra, trong bụng nhện đen có một tuyến hôi, dùng để xua đuổi kẻ thù quá tầm xử lý.

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?
Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?
Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Tục cúng kẹo cho ông Công ông Táo ở Trung Quốc
"23 cúng kẹo, 24 dọn nhà, 25 nghiền đậu...", là bài vè vang lên vào mỗi dịp cuối năm ở Trung Quốc, với ý nghĩa "tiểu niên" (năm mới nhỏ) sắp đến, theo Xinhua.

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết
Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?
Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Vì sao tháng Chạp lại được gọi là tháng củ mật?
Bạn có để ý rằng vào tháng Chạp, chúng ta đều được nghe đi nghe lại câu "tháng củ mật - cẩn thận cửa nẻo". Nhưng "củ mật" là cái củ gì vậy nhỉ?
