Sự thật sau bức ảnh nổi danh về tiếng nổ siêu thanh
Bức ảnh gắn liền với tiếng nổ siêu thanh và đoạt nhiều giải nhất trong các cuộc thi ảnh thực chất mô tả một hiện tượng khác.
Theo Popular Mechanics, bức ảnh nổi tiếng ghi lại cột nước hình nón sau đuôi máy bay F-18 do nhiếp ảnh gia nghiệp dư Ensign John Gay thuộc Hải quân Hoa Kỳ chụp vào tháng 7/1999. Cho đến nay, đám mây hình nón trong bức ảnh vẫn được giải thích là do tiếng nổ siêu thanh, một loại tiếng nổ kèm sóng xung kích, sinh ra khi một vật thể di chuyển ở tốc độ nhanh hơn tốc độ âm thanh (1.225km/h).
Bức ảnh đã giúp Gay vượt qua hơn 42.000 tác phẩm khác và đoạt giải nhất lĩnh vực Khoa học Công nghệ trong khuôn khổ Giải thưởng Ảnh báo chí Thế giới (World Press Photo Awards). Bức ảnh cũng được Hiệp hội Nhiếp ảnh gia Mỹ trao tặng giải nhất trong cùng năm.
Đám mây hình nón tạo ra từ sự bay hơi do dòng chảy. (Ảnh: Ensign John Gay).
Theo Atlas Obscura, hiện tượng mà Gay chụp được là "sự bay hơi do dòng chảy" (flow-induced vaporization) và bức ảnh không thể hiện tiếng nổ siêu thanh. Hiện tượng bay hơi do dòng chảy xảy ra khi một vật thể di chuyển nhanh tạo ra sự ngưng tụ và làm biến dạng không khí ở xung quanh.
"Đó không phải là hiệu ứng của việc phá vỡ rào cản âm thanh huyền thoại", Peter Coen, quản lý dự án siêu âm thanh của Cơ quan Hàng không Vũ trụ Mỹ (NASA) tại Trung tâm Nghiên cứu Langley, Virginia, khẳng định. Coen sử dụng từ "huyền thoại" bởi trước khi Chuck Yeager lần đầu tiên lái máy bay vượt qua tốc độ âm thanh ngày 1/3/1947, nhiều người tin rằng rào cản âm thanh gây ra một lực làm vỡ vụn máy bay.
Theo Sally Bane, giáo sư trợ giảng khoa Hàng không và Du hành Vũ trụ ở Đại học Purdue, Mỹ, ngoài tốc độ cao, nhiều yếu tố khác cũng ảnh hưởng đến việc xuất hiện đám mây hình nón như hình dáng máy bay và độ ẩm không khí.
Do hình dáng máy bay bao gồm những đường cong, sóng hình thành trên thân chiếc F-18 bay nhanh sẽ dẫn dòng chảy không khí quanh nhiều bề mặt. Chiếc máy bay va chạm với đợt sóng xung kích đầu tiên, kéo theo áp suất không khí và nhiệt độ tăng. Sau đó, sóng giãn nở hình thành quanh cánh máy bay, khiến áp suất không khí và nhiệt độ giảm mạnh. Cuối cùng, một đợt sóng xung kích khác sinh ra ở đuôi máy bay.
Nếu không có đủ độ ẩm trong không khí, chúng ta không thể quan sát những thay đổi này. Nhờ độ ẩm cao, hơi nước sẽ ngưng tụ, cho phép hình thành một đám mây trong lúc sóng giãn nở hạ thấp áp suất. Đám mây sẽ nhanh chóng biến mất khi va chạm đợt sóng xung kích thứ hai, tạo ra cột hơi nước hình nón như trong bức ảnh của Gay.

Những cấm kị nên biết khi tặng tiền lì xì
Lì xì là một tục lệ đẹp trong dịp Tết Nguyên đán ở nhiều nước châu Á. Tuy nhiên, không ít người chú ý đến những việc nên và không nên khi tặng bao lì xì.

Túi nhỏ trên quần jean dùng để đựng gì?
Bạn có bao giờ để ý đến chiếc túi bé xíu "thừa thãi" trên quần jean?

6 công dụng bạn không thể ngờ của "ba con sói"
Bao cao su có nhiều công dụng bất ngờ bên cạnh khả năng trong "chuyện ấy" đấy nhé!

Vì sao chú gà bị chặt đứt đầu vẫn sống được thêm 18 tháng?
Câu chuyện có thật về chú gà không đầu mà đến tận ngày nay vẫn chẳng mấy người tin.

7 con quái vật lớn nhất mọi thời đại
Tất cả chúng ta đều biết đến kích cỡ của loài khủng long, nhưng bạn cảm thấy thế nào khi chứng kiến một con chuột to bằng con bò, hay con bọ cạp biển lớn hơn cả con người, con cóc to bằng quả bóng to để chơi trên biển, con cánh cụt lớn bằng một người trưởng thành có chiều cao vừa phải, hay thú có túi giống con lười nặng 1.000 pao, và một con cá mập dài tới trên 50 fit, nặng gấp 30 lần cá mập trắng khổng lồ ngày nay?

Vì sao người Mỹ ăn mừng lễ Tạ ơn?
Đối với nhiều người dân Mỹ, lễ Tạ ơn mang ý nghĩa biểu tượng quan trọng gắn với huyền thoại lập quốc, cũng là dịp để sum họp, quây quần bên gia đình.
