Sự thật về hành tinh thứ 3 có thể sống được của Hệ Mặt trời

Hệ Mặt trời thực ra có đến 3 hành tinh nằm trong vùng "có thể sống được", nhưng các nhà khoa học Anh vừa đưa ra một tin xấu.

Những năm gần đây, trong khi sao Hỏa nổi lên như ứng cử viên hàng đầu cho các cuộc săn tìm sự sống ngoài hành tinh, thì sao Kim cũng được chú ý với những dấu hiệu hoạt động địa chất cũng như một số thành phần đặc biệt trong bầu khí quyển.

Cả 2 hành tinh này và thế giới của chúng ta đều nằm trong "vùng sự sống" Goldilocks của Hệ Mặt trời, được cho là sinh ra với các đặc điểm thuận lợi cho sự sống như nhau.

Thế nhưng, nhà nghiên cứu hành tinh Tereza Constantinou và các cộng sự từ Đại học Cambridge (Anh) không cho là như thế.


Sao Kim đôi khi được ví như "hành tinh song sinh" của Trái đất - (Ảnh: NASA).

Theo Sci-News, có hai lý thuyết chính về sự tiến hóa của điều kiện trên sao Kim kể từ khi nó hình thành cách đây 4,6 tỉ năm.

  • Đầu tiên là điều kiện trên bề mặt hành tinh đã từng đủ ôn hòa để duy trì nước ở dạng lỏng, nhưng hiệu ứng nhà kính mất kiểm soát do hoạt động núi lửa lan rộng đã khiến hành tinh này ngày càng nóng hơn.
  • Giả thuyết thứ hai cho rằng sao Kim sinh ra đã nóng và nước ở dạng lỏng chưa bao giờ có thể ngưng tụ ở bề mặt.

TS Constantinou cho biết: “Cả hai lý thuyết đó đều dựa trên các mô hình khí hậu, nhưng chúng tôi muốn áp dụng một cách tiếp cận khác dựa trên các quan sát về thành phần hóa học khí quyển hiện tại của sao Kim”.

Để giữ cho bầu khí quyển của sao Kim ổn định, bất kỳ hóa chất nào bị loại bỏ khỏi bầu khí quyển cũng phải được trả lại bầu khí quyển, vì bên trong và bên ngoài hành tinh luôn có sự "giao tiếp" hóa học với nhau.

Trong nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí Nature Astronomy, nhóm tác giả đã tính toán tốc độ phá hủy hiện tại của các phân tử nước, carbon dioxide và carbonyl sulfide trong bầu khí quyển sao Kim.

Những thứ này phải được phục hồi bằng khí núi lửa để giữ cho bầu khí quyển ổn định.

Tuy nhiên, các tính toán mới cho thấy, với những gì tồn tại trong bầu khí quyển ngày nay, khí núi lửa trên hành tinh này chỉ chứa tối đa 6% nước.

Những vụ phun trào khô này cho thấy bên trong sao Kim, nguồn magma giải phóng khí núi lửa, cũng bị mất nước.

Với một hành tinh khô từ bên trong như thế, việc những đại dương nước lỏng từng tồn tại được bên trên bề mặt của nó là rất khó.

Kết quả này có thể giúp các nhà thiên văn học thu hẹp phạm vi tìm kiếm các hành tinh có thể hỗ trợ sự sống trên quỹ đạo quanh các ngôi sao khác trong thiên hà.

Nếu sao Kim thực sự không sống được, thì có lẽ chúng ta nên loại bỏ các hành tinh có thành phần khí quyển tương tự trong các hệ sao khác khỏi danh sách thế giới sống được tiềm năng, cho dù chúng có nằm trong vùng sự sống của hệ sao.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Lộ diện hành tinh trẻ tuổi nhất, thách thức hiểu biết của nhân loại

Lộ diện hành tinh trẻ tuổi nhất, thách thức hiểu biết của nhân loại

IRAS 04125+2902b được mô tả là "một bước ngoặt đáng ngạc nhiên, thách thức sự hiểu biết hiện tại về cách các hành tinh hình thành".

Đăng ngày: 22/02/2025
Sao Mộc có bao nhiêu mặt trăng?

Sao Mộc có bao nhiêu mặt trăng?

Sao Mộc, hành tinh khổng lồ trong Hệ Mặt Trời, nổi bật với một hệ thống mặt trăng vô cùng phong phú và đa dạng.

Đăng ngày: 22/02/2025
Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Phát hiện bất ngờ về cơn bão lớn nhất kéo dài suốt 190 năm trong Hệ Mặt trời

Các quan sát mới về Vết Đỏ Lớn của sao Mộc được Kính thiên văn Hubble ghi lại đã cho thấy cơn bão 190 năm tuổi này lắc lư như thạch và thay đổi hình dạng giống như một quả bóng bị bóp méo.

Đăng ngày: 22/02/2025
Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Mất bao nhiêu năm để khám phá vũ trụ khi di chuyển với tốc độ ánh sáng?

Tốc độ ánh sáng tương đương 299.792.458 m/s được xem là giới hạn tốc độ tối đa được tiết lộ bởi thuyết tương đối của Einstein.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng Hubble chụp được sao cực sáng đầy lạ lùng

Kính viễn vọng không gian Hubble vừa bắt được khoảnh khắc một ngôi sao “cô đơn” với ánh sáng chói lòa với những tia sáng bất thường.

Đăng ngày: 21/02/2025
Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người

Phát hiện ngôi sao nhỏ nhất và người "bạn đồng hành kỳ lạ"

Một nhóm các nhà thiên văn học đã phát hiện ra một hệ thống sao đôi kỳ lạ, nơi có ngôi sao nhỏ nhất từng được phát hiện.

Đăng ngày: 21/02/2025
Kính viễn vọng Hubble phát hiện

Kính viễn vọng Hubble phát hiện "quái vật vô hình" nặng bằng 20 triệu Mặt trời

Kính viễn vọng Không gian Hubble của NASA đã vô tình chụp được hố đen 'chạy trốn' với khối lượng siêu lớn đang lao nhanh trong không gian, tạo ra vệt sao dài gấp đôi dải Ngân Hà.

Đăng ngày: 21/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News