Sự thật về hiện tượng thời tiết bên trong bức ảnh băng trông như bánh

Gần đây, cư dân mạng đang chia sẻ rất tích cực một bức ảnh nhìn... siêu ảo, về những tảng băng hình đĩa, chồng lên nhau trông như bánh kếp (pancake). Đó chính là bức ảnh dưới đây. Bạn nghĩ nó là ảnh photoshop hay ảnh thật?

Câu trả lời là thật 99% (1% còn lại là vì ảnh có thể đã chỉnh màu). Bức ảnh này nhìn thì ảo, nhưng mô tả một hiện tượng có thật, có tên: băng pancake, hoặc băng bánh kếp (pancake ice).

Sự thật về hiện tượng thời tiết bên trong bức ảnh băng trông như bánh
Bức ảnh được cư dân mạng chia sẻ nhiều trong thời gian gần đây.

Đây là một hiện tượng tương đối hiếm gặp ở những nước khu vực ôn đới, nhưng lại phổ biến ở các vùng biển lạnh như Nam Cực và biển Baltic.

Nguyên nhân là do sóng đẩy những mảnh băng còn mềm xô vào nhau, khiến cạnh vỡ dần, tạo thành hình tròn. Và cũng là sóng đẩy tiếp những chiếc đĩa băng chồng lên nhau, giống như bánh pancake vậy.

Sự thật về hiện tượng thời tiết bên trong bức ảnh băng trông như bánh
Băng pancake tại biển Amundsen (Tây Nam Cực).

Theo Jamie Urquhart, nhà sinh vật học người Anh, hiện tượng này có thể xảy ra tại bất kỳ đâu, bao gồm cả các hồ nước lớn như Ngũ Đại Hồ của Mỹ.

Tuy nhiên, những tảng băng này bình thường chỉ như những chiếc lá khổng lồ - mỏng và dễ vỡ. Thỉnh thoảng, chúng đủ cứng để chúng ta chạm vào và nhấc lên như nhấc một chiếc bánh kếp bằng băng lên vậy. Đó chính là những gì đã xảy ra trong bức ảnh đầu bài bạn đã nhìn thấy.

Sự thật về hiện tượng thời tiết bên trong bức ảnh băng trông như bánh
Những tảng băng này bình thường chỉ như những chiếc lá khổng lồ - mỏng và dễ vỡ.

Những tảng băng này sau đó sẽ tan ra cùng nhau, tạo thành dải băng (ice sheet) bằng phẳng. Rồi khi lớp băng này đủ dày, nước chảy đủ mạnh, nó sẽ khiến băng uốn cong, trồi dần lên và tạo thành rạn băng như hình dưới.

Sự thật về hiện tượng thời tiết bên trong bức ảnh băng trông như bánh
Những tảng băng này sau đó sẽ tan ra cùng nhau, tạo thành dải băng (ice sheet) bằng phẳng.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Vì sao có hiện tượng lên xuống của thủy triều?

Nước biển được giữ lại trên Trái đất là nhờ lực hấp dẫn, Mặt trăng và Mặt trời cũng có lực hấp dẫn đối với trái đất. Đặc biệt, Mặt trăng hút một khối lượng nước trên bề mặt đại dương.

Đăng ngày: 25/03/2018
Tuyết rơi ở sa mạc Sahara nhìn từ vũ trụ

Tuyết rơi ở sa mạc Sahara nhìn từ vũ trụ

Vệ tinh quan sát trái đất của NASA đã chụp được những hình ảnh tuyết phủ các vùng ở sa mạc tại Bắc Phi, hiện tượng lần đầu tiên xảy ra sau 37 năm.

Đăng ngày: 23/12/2016
Không khí lạnh và hoàn lưu bão gây mưa lớn tại miền Trung

Không khí lạnh và hoàn lưu bão gây mưa lớn tại miền Trung

Cơn bão Nock-ten đang di chuyển hướng về Biển Đông với sức gió mạnh nhất vùng gần tâm bão mạnh cấp 12, giật cấp 13-14. Hoàn lưu bão sẽ gây mưa lớn và lũ tại miền Trung nước ta.

Đăng ngày: 23/12/2016
Siêu núi lửa Italy sắp tỉnh giấc, đe dọa nửa triệu dân

Siêu núi lửa Italy sắp tỉnh giấc, đe dọa nửa triệu dân

Các nhà khoa học phát hiện núi lửa Campi Flegrei ở thành phố Naples, Italy có dấu hiệu tỉnh giấc và có thể ảnh hưởng đến nửa triệu dân sống trong khu vực nếu một vụ phun trào xảy ra.

Đăng ngày: 23/12/2016
Thụy Điển nhập khẩu rác từ nước khác do có hệ thống tái chế quá hiệu quả

Thụy Điển nhập khẩu rác từ nước khác do có hệ thống tái chế quá hiệu quả

Hệ thống xử lý rác thải của Thụy Điển tiên tiến đến mức trong vài năm trở lại đây, quốc gia này đã nhập khẩu thêm rác từ nước khác để duy trì hoạt động của nhà máy xử lý.

Đăng ngày: 22/12/2016
Ô nhiễm Trung Quốc:

Ô nhiễm Trung Quốc: "Như đang sống ở trong thời chiến"

Ô nhiễm không khí khiến tầm nhìn xa ở Bắc Kinh giảm xuống dưới 200m còn người dân cảm thấy như đang sống trong cảnh chiến tranh với khói bụi dày đặc và báo động đỏ liên tục.

Đăng ngày: 22/12/2016
Động đất gây rung lắc nhiều địa phương ở Thừa Thiên Huế

Động đất gây rung lắc nhiều địa phương ở Thừa Thiên Huế

Một trận động đất 3,5 độ richter đã xảy ra trên địa bàn 2 tỉnh Thừa Thiên - Huế và Quảng Trị gây hoang mang trong người dân.

Đăng ngày: 22/12/2016
Tiêu điểm
Khoa Học News