Sự thật về “ma trận đau” trong não người

Nghiên cứu mới của các nhà khoa học từ Đại học College London (UCL) và Đại học Reading (Anh) đã đặt mối nghi ngờ vào giả thuyết trước đây về cách con người trải qua đau đớn.

Trong các nghiên cứu trước đây, các nhà khoa học đã quét bộ não của các tình nguyện viên khi họ đang chịu đựng sự đau đớn và phát hiện có những phần của bộ não "sáng lên". Từ kết quả đó, khái niệm "ma trận đau" ra đời và được chấp nhận rộng rãi.

"Ma trận đau" là các vùng não xử lý cảm giác đau đớn - một mô hình cụ thể của hoạt động não được các nhà khoa học coi là một chỉ số đáng tin cậy của sự đau đớn.

Tuy nhiên, kết quả của nghiên cứu mới đã làm dấy lên mối nghi ngờ về sự tồn tại của "ma trận đau". Các nhà khoa học tìm được hai người ở trong tình trạng hiếm gặp khiến họ không thể cảm thấy đau đớn, cùng với bốn tình nguyện viên hoàn toàn khỏe mạnh. Những người này xấp xỉ tuổi nhau.

Sự thật về “ma trận đau” trong não người
Nguồn gốc cảm giác đau đớn chưa được sáng tỏ hoàn toàn. (Ảnh: Bigtreehealing).

Mỗi người tham gia được tiếp xúc với sự đau đớn trong khi các nhà khoa học theo dõi bộ não của họ thông qua hình ảnh cộng hưởng từ chức năng (fMRI) - phương pháp chụp lại hình ảnh chức năng thần kinh bằng công nghệ cộng hưởng từ (MRI) để đo hoạt động của não bằng cách phát hiện những thay đổi liên quan đến lưu lượng máu.

Kỹ thuật này dựa trên nguyên lý: Lưu lượng máu não luôn đi cùng hoạt động của các tế bào thần kinh. Nghĩa là khi một khu vực của não bộ đang hoạt động, lưu lượng máu đến khu vực đó cũng tăng lên.

Kỳ lạ là não của những người không có cảm giác đau đớn hoạt động tương tự não của những người khỏe mạnh. Điều này chứng tỏ "ma trận đau" không tồn tại.

Tiến sỹ Tim Salomons (Đại học Reading) giải thích: "Bằng cách kiểm tra những người không có cảm giác đau đớn, chúng ta có thể khẳng định rằng hoạt động của các vùng não xử lý cảm giác đau đớn - được gọi là "ma trận đau" - không phải là phản ứng đau cụ thể, bởi những người này vẫn giữ lại tất cả các giác quan khác, bao gồm cả cảm giác không đau đớn".

"Ma trận đau" có thể là một tác nhân gây đau đớn, cũng có thể liên quan tới quá trình đau đớn, thật sai lầm khi tạo mối liên hệ rõ ràng giữa mô hình và cảm giác đau đớn.

Theo Giáo sư John Wood thuộc UCL, phát hiện của nhóm nghiên cứu nhấn mạnh tầm quan trọng của việc không kết hợp sự tương quan với kết quả. "Cũng giống như cảm nhận cái đẹp hay hạnh phúc, hiện tại vẫn khó nắm bắt vị trí chính xác của cảm giác đau trong não".

Nghiên cứu vừa được công bố trên tạp chí khoa học JAMA Neurology này có thể phá vỡ giả thuyết về "ma trận đau", nhưng nó góp phần làm sáng tỏ nguồn gốc thực sự của cảm giác đau đớn.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News