Sự thật về những bức tượng bị lãng quên ở Ấn Độ
Trong quá trình tham quan tại một ngôi đền địa phương, nhóm các nhà sử học nghiệp dư NTHG đã vô tình phát hiện ra một bộ năm bức tượng tôn giáo bị lãng quên được tập trung gần một bể nước cũ kỹ. Mặc dù có hình dạng cũ nát và xấu xí nhưng các thành viên nhóm NTHG đều thấy được đây là những tác phẩm nghệ thuật được chế tác vô cùng tinh xảo và có giá trị.
Nhà khảo cổ học Nagnticdy thuộc Trung tâm Văn hóa khảo cổ ở bang Andhra Pradesh, miền nam Ấn Độ đã đến tận nơi kiểm chứng và xác định. Ông cho biết đây là những bức tượng của các vị thần thuộc đạo Hindu. Hai trong số các bức tượng có chạm khắc hình ảnh nữ thần Devi – là vợ của thần Shiva và là hóa thân khuyến thiện của Đại Thiên Nữ Mahadevi. Ba bức tượng còn lại lần lượt là hình ảnh của Chennakesava (Vishnu), Venugopala (Krishna) và Bhairava (con trai của Shiva).
Đây là những bức tượng của các vị thần thuộc đạo Hindu.
Qua những chi tiết hoa văn trên các bức tượng cho thấy chúng là sản phẩm được tạo ra theo phong cách đặc trưng của nghệ thuật Vương triều Kakatiya. Đây là vương triều cai trị vùng Andhra Pradesh và Telangana, kéo dài từ 1163 – 1323 sau Công nguyên.
Nagnticdy chia sẻ: "Những bức tượng này được tạo ra dưới thời người cai trị cuối cùng của Vương triều Kakatiya, là vua Prataparudra II, người đã lên ngai vàng từ năm 1295 đến năm 1323. Ông là vị vua yêu nghệ thuật và đặc biệt xem trọng tín ngưỡng tôn giáo Hindu. Dưới thời gian trị vì của mình, ông rất chú tâm cho việc phát triển tôn giáo".
Vương triều Kakatiya được ghi nhận là một trong những vương triều huy hoàng nhất miền nam Ấn Độ. Các vị vua thuộc triều đại này rất chú tâm trong việc phát triển nghệ thuật văn học và tôn giáo. Họ đã chủ động tuyên truyền tiếng Phạn cổ đại trong thời kỳ của mình.
Vào đầu thế kỷ 14, Vương triều Kakatiya đã bị Vương quốc Hồi giáo Delhi xâm lược và tiêu diệt. Đế chế Hồi giáo mở rộng và nhanh chóng càn quét qua tiểu lục địa Ấn Độ. Vua Pratapurada II đã cố gắng chống trả trong vài năm nhưng cuối cùng thất bại dưới tay Sultinate vào năm 1323.
Nhà khảo cổ học Nagnticdy vẫn tiếp tục ở lại ngôi làng, nơi tìm ra các bức tượng để tìm hiểu và nghiên cứu kỹ hơn về chúng. Ông đang yêu cầu chính phủ Ấn Độ có những biện pháp thiết thực nhằm bảo vệ những bức tượng có giá trị lịch sử to lớn.

Kinh ngạc kỹ thuật cổ xưa lấy gỗ có một không hai của người Nhật
Không cần chặt cây vẫn lấy được gỗ, kỹ thuật cổ xưa của người Nhật khiến thế giới kinh ngạc

Những thí nghiệm khoa học có thể làm tại nhà
Không khó để thực hiện, nguyên liệu dễ kiếm và kết quả thú vị là những thứ bạn sẽ được trải nghiệm thông qua thí nghiệm khoa học đơn giản trong bài viết này.

Ý nghĩa của những vạch màu trên tuýp kem đánh răng là gì?
Chắc hẳn trong số chúng ta, ai cũng từng thắc mắc về cái vạch màu nhỏ phía cuối cùng tuýp kem đánh răng, mỹ phẩm...

Thời đi học của các thiên tài thế giới
Chắc chắn bạn sẽ vô cùng ngạc nhiên khi biết Edison luôn bị đội sổ trong lớp và bị đánh giá là "điên khùng, không nên ngồi học lâu hơn", Albert Einstein sợ run người khi phải đến trường, nhà phát minh vĩ đại Edison tự học là chính,...

8 siêu năng lực "quái dị" của cơ thể mà bạn chưa bao giờ nhận ra
Các bạn biết không, thực sự cơ thể của chúng ta kỳ diệu hơn các bạn nghĩ rất nhiều. Chúng ta có những "siêu năng lực" và vẫn sử dụng chúng hàng ngày, nhưng lại chưa bao giờ nhận ra điều đó.

Sau hơn 2.000 năm, bí ẩn cánh cửa địa ngục được hé mở
Hai ngàn năm trước, các du khách cổ đại đã đến một ngôi đền Hi Lạp-La mã ở Hierapolis (ngày nay là Thổ Nhĩ Kỳ), nằm bên trên một chiếc hang được cho là cánh cổng dẫn tới thế giới bên kia.
