Sự thật về những buồng lạnh chữa bệnh

Đó là những buồng bệnh áp dụng phương pháp chữa bệnh bằng nhiệt độ thấp. Phương pháp này đã được biết đến từ xa xưa nhưng gần đây nó mới được áp dụng rộng rãi trở lại. Thậm chí, ở một số quốc gia đã hình thành cả một công nghệ áp dụng buồng lạnh chữa bệnh. Hằng năm, công nghệ này mang đến cho các quốc gia đó hàng trăm triệu USD từ những du khách nước ngoài đi du lịch chữa bệnh.

Từ việc dùng cục nước đóng băng chữa bệnh

Từ xa xưa, y học của người Arian đã biết cách làm lạnh để làm mất cảm giác đau chữa một số bệnh đơn giản. Cho tới thế kỷ thứ 19, người ta đã biết dùng hỗn dịch muối và nước đá để chữa bệnh lao da, dùng nước đang hóa băng thụt âm đạo để điều trị viêm cổ tử cung mạn tính, dùng tuyết CO2 điều trị mụn cóc da đầu... Đến năm 1851, James Arnott là người đầu tiên của nước Anh giới thiệu máy điều trị lạnh để phá hủy các khối u.

Đến thế kỷ 20, các nhà y học mới tập trung nghiên cứu ảnh hưởng của tác nhân lạnh và hiệu quả của chúng đối với cơ thể con người: dùng dung dịch muối ở nhiệt độ thấp để phá hủy các khối u ác tính, gây tê bằng nhiệt độ thấp trên cơ thể con người, dùng nước đá để hạ thân nhiệt tạo ra tình trạng giảm chuyển hóa nhằm kéo dài thời gian can thiệp trong phẫu thuật tim mạch. Thập kỷ 60 của thế kỷ 20, một mốc quan trọng trong sự phát triển của liệu pháp này đã được đánh dấu bằng việc y khoa dùng nhiệt độ thấp để giải quyết những bệnh lý của hệ thần kinh trung ương - phá hủy các khối u ở tuyến yên và nền sọ hoặc để chữa chứng Parkinson.

Tại California, năm 1969, Lewis dùng cực lạnh chữa bệnh trĩ đã thu được kết quả khả quan. Từ đó người ta đã đưa ra phương pháp chữa chứng đau dây thần kinh tam thoa bằng nhiệt độ thấp và tiến tới việc áp dụng phương pháp phẫu thuật lạnh trong nhãn khoa khi mổ đục nhân mắt và điều trị bong võng mạc.

Đến nay, nhờ sự hiểu biết đầy đủ về cơ sở sinh học, miễn dịch... của liệu pháp này cùng với sự ra đời của những thiết bị làm lạnh hiện đại nên liệu pháp nhiệt độ thấp không ngừng phát triển. Hiệu quả của phương pháp chữa bệnh bằng nhiệt độ thấp đã được khẳng định, vì thế nhiều chuyên khoa y học như: da liễu, tai mũi họng, nhãn khoa, thần kinh, tiết niệu, phụ khoa... đã sử dụng phương pháp này trong điều trị.

Đến sự ra đời của những "buồng lạnh"

Đúng là cho mãi đến gần đây giới y khoa mới đánh giá đúng tầm quan trọng của liệu pháp nhiệt độ thấp. Điều này được chứng thực bởi sự ra đời của hàng nghìn "buồng bệnh ướp lạnh" mà nhiệt độ bên trong có thể hạ xuống tới -160oC ở một số nước có nền y học tương đối phát triển như Nhật Bản, Đức, Ba Lan, Cộng hòa Czech... và ngày càng có nhiều người tìm đến với liệu pháp chữa bệnh khá độc đáo này!

Ở Nhật Bản, các buồng lạnh được đưa vào sử dụng đầu tiên cho các bệnh nhân bị bệnh tâm thần. Những công trình nghiên cứu của giáo sư Tohiro Yamauchigo đã cho thấy hiệu quả của liệu pháp lạnh trong điều trị các bệnh thần kinh, rối loạn tâm thần và các hội chứng trầm uất (hay trầm cảm). Bệnh nhân chỉ cần vào ở trong các buồng lạnh đã được điều chỉnh nhiệt độ thích hợp với một thời gian nhất định, căn bệnh sẽ tự thuyên giảm hoặc biến mất. Theo giáo sư Tohiro Yamauchigo: "Không có nhiều trường hợp tỏ ra trơ lỳ với liệu pháp. Vấn đề là thời gian nhận ra hiệu quả của nó. Thường có thể thấy rõ sau 2 - 3 ngày hoặc sau một tháng". Người Nhật Bản còn sử dụng liệu pháp lạnh đối với các tù nhân có tính hung hãn. Sau thời gian điều trị, những phần tử tội phạm hung hãn trở nên hiền lành không khác gì những chú cừu non.

Người Đức áp dụng liệu pháp buồng lạnh vào việc điều trị các bệnh có liên quan đến viêm, viêm khớp dạng thấp. Người Ba Lan bắt đầu áp dụng trong cuộc chiến chống lại mọi bệnh của cơ quan chuyển động, cũng như những bệnh có nguồn gốc thần kinh. Những giảng viên thuộc Học viện Thể dục thể thao Wrosoap chính là những người đầu tiên ở Ba Lan dùng buồng lạnh để chữa bệnh. Những buồng lạnh ở đây hoạt động đã được 10 năm nay. TS. Zbiniew Rackowski, giảng viên thuộc học viện chính là người thiết kế buồng ướp lạnh đầu tiên ở Ba Lan. Thiết bị đóng vai trò động cơ cho buồng bệnh này là máy cung cấp nitơ lỏng - nguyên liệu có khả năng tạo ra môi trường nhiệt độ -195oC.

Hiện nay ở Ba Lan đã có 10 thành phố và địa phương có trung tâm điều trị bằng liệu pháp độc đáo này với trên 40 cơ sở và số lượng các cơ sở thương mại khai trương dịch vụ "buồng lạnh" vẫn tiếp tục gia tăng khi mối quan tâm của xã hội ngày một lớn. Ngoài các bệnh như viêm khớp... buồng lạnh còn chứng tỏ hiệu nghiệm trong chữa trị các chấn thương về cơ bắp của vận động viên thể thao. Chỉ riêng ở Ba Lan đến nay đã có hơn 2 triệu người được điều trị bằng liệu pháp này. Liệu pháp cũng được áp dụng để điều trị các bệnh về da và trạng thái trầm uất (depression). Dưới tác động của nhiệt độ thấp, trong cơ thể gia tăng nồng độ nhiều loại nội tiết tố, trong đó có: cortisone, endorfin, adrénaline và testosterone. Các mao mạch giãn nở, còn cơ bắp được thả lỏng. Khả năng đề kháng của cơ thể gia tăng cùng với sự xuất hiện cảm giác thư giãn...

Liều "doping" độc đáo

Đương kim vô địch đi bộ thế giới Robert Korzeniowski mỗi năm 4 lần đến nghỉ dưỡng trong một buồng lạnh ở Trung tâm Spala (Ba Lan). Sử dụng liều "doping" độc đáo này ở Ba Lan, ngoài Korzeniowski, còn có các vận động viên chạy cự ly, vận động viên các môn vật, các cầu thủ bóng chuyền và bóng rổ. Đối với nhiều người, vài ba phút trong buồng lạnh là biện pháp thư giãn và phục hồi thể lực tuyệt vời. Không ít đấng mày râu đến trung tâm vào thời điểm cuối tuần với hy vọng làm gia tăng cơ may giành thắng lợi trong "cuộc chiến chăn gối" trong vài ngày nghỉ, bởi nhiệt độ thấp vốn nâng cao nồng độ chất nội tiết tố nam testosterone - đó là lời tiết lộ của BS. Urszula Pilch. Theo ông, ngoài các nhà thể thao, hâm mộ liệu pháp ướp lạnh ngày càng có đông đảo giới doanh nhân và các nhà khoa học. Lý do cũng dễ hiểu: Cái lạnh làm cho hệ thống thần kinh trung ương đề kháng tốt hơn với sự mệt mỏi, cả về thể chất và tinh thần, làm gia tăng năng lực tập trung, nâng cao ngưỡng chịu đau, dễ dàng hơn trong việc định đoạt những quyết định khó khăn và thậm chí củng cố năng lực tưởng tượng không gian.

Tại nhiều quốc gia khác, phương pháp chữa bệnh đặc biệt có hiệu quả này vẫn còn là lĩnh vực hoàn toàn xa lạ. Thậm chí cả nước Mỹ chỉ có duy nhất một buồng lạnh để trị liệu cho các vận động viên. Vì thế không có gì lạ, khi ngày càng có nhiều du khách nước ngoài tìm đến Ba Lan để chữa bệnh theo phương pháp ướp lạnh. TS. Zbiniew Rackowski cho biết "Bệnh nhân từ hơn 20 quốc gia trên thế giới, trong đó có New Zealand đã tới trung tâm của chúng tôi. Công dân các hòn đảo thuộc Vương quốc Anh là khách hàng thường xuyên". Ba Lan đang có thể trở thành trung tâm chữa bệnh bằng nhiệt độ thấp lớn nhất thế giới!

Từ khóa liên quan:

y học

chữa bệnh

buồng lạnh

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News