Sự thật về "túp lều" bí ẩn trên Mặt trăng

Vật thể hình túp lều bí ẩn mà robot tự hành Thỏ Ngọc 2 của Trung Quốc chụp ảnh thực chất là một khối đá hình con thỏ.


Vật thể được ví như túp lều trong ảnh chụp của robot Thỏ Ngọc 2. (Ảnh: CNSA).

Nhóm nghiên cứu phụ trách dự án Thỏ Ngọc 2 thông báo kết quả khi robot tự hành kiểm tra kỹ lưỡng vật thể hôm 7/1. Họ lấy tên của robot để đặt cho khối đá.

Vật thể xuất hiện lần đầu tiên trong tầm quan sát của camera trên robot Thỏ Ngọc 2 hồi tháng 12/2021. Khi đó, phương tiện trông thấy vật thể mờ hình hộp ở đường chân trời. Thỏ Ngọc 2 là robot đầu tiên khám phá phần tối của Mặt trời. Khu vực này không quay về phía Trái đất, có địa hình gồ ghề với nhiều miệng hố hơn phần còn lại. Do vật thể đối xứng bất thường với phần chóp bằng phẳng, nhóm nghiên cứu thuộc chương trình Our Space của Cơ quan Vũ trụ Quốc gia Trung Quốc, nói đùa đó là túp lều của người ngoài hành tinh.

Sau một tháng di chuyển từ điểm quan sát ban đầu tới gần vật thể, robot tự hành đã gửi ảnh chụp cận cảnh về Trái đất. Trên thực tế, khối đá nhỏ hơn nhiều so với quan sát từ xa. Nó cũng tròn trịa hơn. Vật thể trông giống một con thỏ đang gặm cà rốt. "Khối đá hình thỏ ngọc khá nhỏ nên có thể gây thất vọng cho một số người. Do bức ảnh gốc thiếu góc độ quan sát, nhiều người hy vọng đó là cấu trúc lớn như Khải Hoàn Môn", phóng viên Andrew Jones chia sẻ trên mạng Twitter.

Sau khi phân loại khối đá, robot Thỏ Ngọc 2 sẽ tiếp tục khám phá miệng hố Von Kármán rộng 186 km. Robot tự hành đã thám hiểm khu vực này từ khi tàu vũ trụ Hằng Nga 4 đưa nó tới bề mặt Mặt trời trong lần hạ cánh nhẹ nhàng đầu tiên xuống vùng tối vào tháng 1/2019. Đây là robot thám hiểm Mặt trời hoạt động lâu nhất. Thỏ Ngọc 2 đã tìm hiểu lớp đất xốp sâu ít nhất 40 m trên bề mặt Mặt trời và nghiên cứu một hợp chất dạng gel có màu sắc kỳ lạ ở một miệng hố. Đó là đá bị tan chảy do vụ va chạm thiên thạch cổ đại.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là gì? Một năm ánh sáng bằng bao nhiêu km?

Năm ánh sáng là đơn vị đo thông dụng ngoài vũ trụ bao la, rộng lớn. Và người ta thường nhầm lẫn nghĩ rằng đây là đơn vị đo thời gian.

Đăng ngày: 21/02/2025
Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Sẽ ra sao nếu bạn rơi vào hố đen vũ trụ?

Thật khó tưởng tượng điều gì sẽ xảy ra khi rơi vào một hố đen. Một mô phỏng mới đây đã hé lộ trải nghiệm kinh hoàng này.

Đăng ngày: 17/02/2025
Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Thiên Vương Tinh - Hành tinh kỳ lạ nhất Hệ Mặt Trời

Cho tới khi chưa tìm ra được Hành tinh thứ 9 (chỉ mới là giả thuyết), Thiên Vương Tinh (Uranus) vẫn là hành tinh "khác người" nhất so với 7 hành tinh còn lại của hệ Mặt Trời chúng ta.

Đăng ngày: 17/02/2025
Những sự thật

Những sự thật "khó tin nổi" về sao Thiên vương

Sao Thiên vương có thể chứa được 63 Trái đất bên trong nó, mùa hè ở đây kéo dài tới 42 năm, sao Thiên vương chỉ có 2 mùa.... đây là những sự thật khó tin, ít người biết về sao Thiên Vương.

Đăng ngày: 15/02/2025
Tổng quan về sao Thiên Vương

Tổng quan về sao Thiên Vương

Sao Thiên Vương là hành tinh thứ bảy tính từ Mặt Trời; là hành tinh có bán kính lớn thứ ba và có khối lượng lớn thứ tư trong hệ.

Đăng ngày: 07/02/2025
Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Hàng tỉ nền văn minh ngoài hành tinh đã và đang tồn tại

Các nhà khoa học tính toán và gần như chắc chắn nhiều nền văn minh ngoài Trái đất đã và đang tồn tại trong vũ trụ này.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tìm hiểu về tia gamma và chớp gamma

Tia gamma (kí hiệu là γ) là một loại bức xạ điện từ hay quang tử có tần số cực cao.

Đăng ngày: 06/02/2025
Tiêu điểm
Khoa Học News