Sự thực gấu túi cứu nhiều động vật khỏi chết cháy

Các nhà nghiên cứu cho rằng báo cáo về việc gấu túi mũi trần lùa động vật nhỏ vào hang để cứu chúng khỏi cháy rừng chưa có bằng chứng xác thực.

Tổ chức Hòa bình xanh New Zealand cho biết: "có nhiều báo cáo từ Australia khẳng định vô số động vật nhỏ thoát chết nhờ gấu túi mũi trần quyết định chia sẻ chiếc hang rộng rãi nhiều ngóc ngách của chúng. Một vài người thậm chí cho biết họ quan sát gấu túi mũi trần lùa con vật khác vào hang". Tổ chức này khẳng định những báo cáo trên chưa được chứng thực.

Sự thực gấu túi cứu nhiều động vật khỏi chết cháy
Cấu trúc hang của gấu túi mũi trần có tác dụng chống cháy tốt. (Ảnh: Unilad).

Jackie French, giám đốc tổ chức The Wombat Foundation, cũng tỏ ra hoài nghi đối với các báo cáo về hành vi giúp đỡ loài khác của gấu túi mũi trần. Theo French, loài vật này có thị lực rất hạn chế. Chúng chủ yếu tập trung tìm thức ăn và đào hang, do đó khó có thể nhìn rõ để lùa động vật nhỏ. Tuy nhiên, French cũng không loài trừ hoàn toàn khả năng đó.

"Hành vi của gấu túi mũi trần thường hạn chế ở ăn, ngủ, gãi ngứa, nhưng chúng bộc lộ sự khéo léo vào những dịp hiếm hoi. Tôi kết bạn với một con gấu túi mũi trần cách đây 40 năm và nó dẫn tôi đi quanh bụi rậm. Nhưng thay vì lùa tôi đi, nó chỉ đứng đợi và nhìn quanh xem tôi có theo không", French chia sẻ.

Gấu túi mũi trần đào chiếc hang phức tạp bao gồm nhiều hốc và lối vào. Hang của chúng thường rất lớn, đôi khi dài hơn 100 m. Cấu trúc hang sâu và thoáng khí giúp bảo vệ gấu túi mũi trần khỏi các đám cháy. Sử dụng bẫy camera, sinh viên ngành động vật học ở Đại học Melbourne ghi lại cảnh những loài khác dùng hang của gấu túi. Tuy nhiên, chiếc hang rộng lớn và ngoằn ngoèo đến mức chúng hiếm khi chạm trán nhau.

Theo tiến sĩ Kath Handasyde, chuyên gia sinh thái và sinh lý học động vật có vú bản xứ, gấu túi mũi trần có thể khá khó tính. Nếu gặp phải một con koala, nó có thể đuổi kẻ xâm phạm ra khỏi hang. Tuy nhiên, French từng chứng kiến gấu túi mũi trần chia sẻ hang với đồng loại, rắn, mèo túi, thú possum, chuột bandicoot, thú lông nhím mỏ ngắn, chuột kangaroo và nhiều loài nhỏ hơn.

"Chuột túi wallaby cũng trú ẩn trong hang gấu túi mũi trần nhưng chúng chỉ tập trung ở các lối vào lớn và không dám đi sâu thêm", French nói.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tại sao chính quyền Australia lại rải rau củ từ máy bay xuống rừng?

Tại sao chính quyền Australia lại rải rau củ từ máy bay xuống rừng?

Chính quyền bang New South Wales (NSW) đã thả hàng ngàn kg khoai lang và cà rốt từ trên cao xuống để cứu đói cho động vật hoang dã gặp nạn trong cuộc khủng hoảng cháy rừng ở Úc.

Đăng ngày: 14/01/2020
Gấu Koala sống sót ra sao sau vụ cháy rừng ở Australia?

Gấu Koala sống sót ra sao sau vụ cháy rừng ở Australia?

Cháy rừng đã biến miền Đông Nam Australia thành cơn ác mộng tàn khốc, quét sạch hàng triệu loài động vật. Trong đó, khoảng 8.000 con gấu túi đã chết kể từ khi đám cháy bắt đầu.

Đăng ngày: 09/01/2020
Vì sao mũi của loài voi lại tiến hóa để dài như vậy?

Vì sao mũi của loài voi lại tiến hóa để dài như vậy?

Chúng ta luôn tò mò rằng tại sao loài voi lại sở hữu một chiếc mũi to và dài đến như vậy.

Đăng ngày: 06/01/2020
Cá kiếm sông Dương Tử được cho là đã tuyệt chủng

Cá kiếm sông Dương Tử được cho là đã tuyệt chủng

Một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới (con trưởng thành có thể dài tới 7 mét) được cho là đã tuyệt chủng do đánh bắt quá mức và sự xuất hiện của đập Tam Hiệp.

Đăng ngày: 06/01/2020
Vì sao nọc của bọ cạp lại cực độc?

Vì sao nọc của bọ cạp lại cực độc?

Bọ cạp với hình thù nhỏ bé nhưng sở hữu nọc độc vô cùng mạnh khiến con mồi dễ dàng bị tê liệt và tử vong trong vài giây.

Đăng ngày: 03/01/2020
Tại sao gấu trúc thích nghe tình ca khi làm

Tại sao gấu trúc thích nghe tình ca khi làm "chuyện ấy"?

Các nhà khoa học từ Trung Quốc và Mỹ vừa công bố những phát hiện thú vị từ một nghiên cứu về các nghi thức giao phối của loài gấu trúc ngày nay và kết quả thật phi thường và rất lãng mạn.

Đăng ngày: 31/12/2019
Vì sao chim cánh cụt

Vì sao chim cánh cụt "thích" đẻ trứng vào mùa đông?

Là sinh vật hiếm hoi sinh sống ở Nam Cực, chim cánh cụt khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao chúng "thích" đẻ trứng vào mùa đông và làm cách nào để trứng không bị đóng băng?

Đăng ngày: 30/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News