Tại sao chính quyền Australia lại rải rau củ từ máy bay xuống rừng?

Chính quyền bang New South Wales (NSW) đã thả hàng ngàn kg khoai lang và cà rốt từ trên cao xuống để cứu đói cho động vật hoang dã gặp nạn trong cuộc khủng hoảng cháy rừng ở Úc.

Công viên quốc gia và cơ quan động vật hoang dã NSW gần đây đã bắt đầu chương trình "Operation Rock Wallaby" nhằm chiến đấu với nguy cơ tự nhiên đe dọa đến quần thể của chuột túi Wallaby.

Cơ quan này đã dành những tuần qua để hoàn thành việc thả thức ăn xuống cho đàn chuột túi ở thung lũng Capertree và Wolgan, Công viên quốc gia Yengo, Thung lũng Kangaroo và xung quanh các công viên quốc gia Oxley Wild Rivers và Curracubundi.

Tổng cộng đã có hơn 2,200kg rau củ tươi đã được thả xuống.

Tại sao chính quyền Australia lại rải rau củ từ máy bay xuống rừng?
Công viên quốc gia và dịch vụ động vật hoang dã NSW thả cà rốt cứu đói cho chuột túi Wallaby. (Ảnh: Daily Mail).

Bộ trưởng Môi trường New South Wales Matt Kean cho biết khi các loài động vật tìm cách thoát khỏi đám cháy, chúng rời đi mà không có nguồn thực phẩm.

Ông nói: "Chuột túi Wallaby đặc thù sẽ tự mình sống sót khỏi đám cháy nhưng sau đó sẽ không có thức ăn tự nhiên vì đám cháy đã lấy đi rau củ chung quanh môi trường sống của chúng".

Tại sao chính quyền Australia lại rải rau củ từ máy bay xuống rừng?
Cơ quan công viên đã dành những tuần qua để hoàn thành việc thả thức ăn xuống cho đàn chuột túi. (Ảnh: NSW Office of Environment and Heritage)

Ông Keane cũng cho biết sẽ tiếp tục theo dõi các loài sinh vật bản địa để kiểm tra sự tiến triển của chúng như một phần trong quá trình phục hồi sau cháy rừng.

"Khi có thể, chúng tôi sẽ lắp đặt máy quay để giám sát lượng thực ăn, số lượng và sự đa dạng của các động vật ở đấy" - Ông Keane nói.

Quỹ Quốc tế bảo vệ thiên nhiên (WWF) ước tính có khoảng 1,25 tỉ động vật đã chết trực tiếp hoặc gián tiếp từ trận cháy rừng trên khắp nước Úc.

Tại sao chính quyền Australia lại rải rau củ từ máy bay xuống rừng?
Khoai lang và cà rốt được thả xuống từ máy bay cho chuột túi núi. (Ảnh: NSW Office of Environment and Heritage).

Trong lúc đó, tổ chức thiện nguyện Animals Australia đã sử dụng máy bay để vận chuyển thực phẩm cung cấp cho động vật hoang dã bị thương và bị phỏng ở vùng Victoria.

Tổ chức này dựa vào nguồn quyên góp để thuê những các máy bay nhỏ rồi chất các túi ngũ cốc và viên nén gỗ để rải trong khu vực thông qua chương trình "'Vets for Compassion".

Tổng cộng có 3 tấn thực phẩm cho chuột túi kangaroo đã được gửi đi. Trong đó, 2 chiếc máy bay nữa đã được chất hàng và sẵn sàng rời đi vào ngày 13 và 14-1.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Gấu Koala sống sót ra sao sau vụ cháy rừng ở Australia?

Gấu Koala sống sót ra sao sau vụ cháy rừng ở Australia?

Cháy rừng đã biến miền Đông Nam Australia thành cơn ác mộng tàn khốc, quét sạch hàng triệu loài động vật. Trong đó, khoảng 8.000 con gấu túi đã chết kể từ khi đám cháy bắt đầu.

Đăng ngày: 09/01/2020
Vì sao mũi của loài voi lại tiến hóa để dài như vậy?

Vì sao mũi của loài voi lại tiến hóa để dài như vậy?

Chúng ta luôn tò mò rằng tại sao loài voi lại sở hữu một chiếc mũi to và dài đến như vậy.

Đăng ngày: 06/01/2020
Cá kiếm sông Dương Tử được cho là đã tuyệt chủng

Cá kiếm sông Dương Tử được cho là đã tuyệt chủng

Một trong những loài cá nước ngọt lớn nhất thế giới (con trưởng thành có thể dài tới 7 mét) được cho là đã tuyệt chủng do đánh bắt quá mức và sự xuất hiện của đập Tam Hiệp.

Đăng ngày: 06/01/2020
Vì sao nọc của bọ cạp lại cực độc?

Vì sao nọc của bọ cạp lại cực độc?

Bọ cạp với hình thù nhỏ bé nhưng sở hữu nọc độc vô cùng mạnh khiến con mồi dễ dàng bị tê liệt và tử vong trong vài giây.

Đăng ngày: 03/01/2020
Tại sao gấu trúc thích nghe tình ca khi làm

Tại sao gấu trúc thích nghe tình ca khi làm "chuyện ấy"?

Các nhà khoa học từ Trung Quốc và Mỹ vừa công bố những phát hiện thú vị từ một nghiên cứu về các nghi thức giao phối của loài gấu trúc ngày nay và kết quả thật phi thường và rất lãng mạn.

Đăng ngày: 31/12/2019
Vì sao chim cánh cụt

Vì sao chim cánh cụt "thích" đẻ trứng vào mùa đông?

Là sinh vật hiếm hoi sinh sống ở Nam Cực, chim cánh cụt khiến nhiều người đặt câu hỏi tại sao chúng "thích" đẻ trứng vào mùa đông và làm cách nào để trứng không bị đóng băng?

Đăng ngày: 30/12/2019
Ấp nở thành công loài dẽ mỏ thìa cực kỳ nguy cấp

Ấp nở thành công loài dẽ mỏ thìa cực kỳ nguy cấp

Hai con dẽ mỏ thìa được ấp nở thành công tại khu bảo tồn tự nhiên Slimbridge mở ra cơ hội cứu loài chim lội nước hiếm nhất thế giới.

Đăng ngày: 30/12/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News