Sữa lừa là thần dược chống lão hóa?

Nhiều chuyên gia và nhân vật nổi tiếng từ cổ chí kim, chẳng hạn như Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra, đều chuộng sữa lừa vì tin nó là "thần dược" chữa nhiều bệnh, đặc biệt là khả năng chống lão hóa tuyệt vời.

Các đặc tính chữa bệnh của sữa lừa từng được vị danh y Hy Lạp cổ Hippocrates - người được xem là cha đẻ của nền y học hiện đại cũng như thầy thuốc vĩ đại nhất trong thời đại của ông - đề cập tới lần đầu tiên. Hippocrates ca ngợi sữa lừa có khả năng chống được nhiều chứng bệnh cơ thể, kể cả các vấn đề về gan, sốt, các bệnh truyền nhiễm, tình trạng nhiễm độc, đau khớp và chảy máu mũi.

Người La Mã sau đó còn liệt sữa lừa vào danh sách các sản phẩm chữa được bệnh táo bón.

Việc sử dụng sữa lừa như một chất dưỡng ẩm trong đồ mỹ phẩm bắt nguồn từ Cleopatra. Nữ hoàng Ai Cập lừng danh đã dùng lượng sữa vắt từ hơn 700 con lừa để tắm bồn hàng ngày. Việc này được cho là giúp "tẩy nếp nhăn mặt, khiến da mịn màng hơn và duy trì được vẻ trắng sáng" như tán tụng của tác gia La Mã Pliny the Elder.

Tất nhiên, mọi người cũng uống sữa lừa như một phần của chế độ dinh dưỡng hàng ngày. Sữa lừa tươi bắt đầu được sử dụng rộng rãi ở London thế kỷ 19 như một giải pháp thay thế cho sữa bò bị pha trộn nhiều, do các hãng sản xuất bơ sữa tung ra thị trường.

Sữa lừa là thần dược chống lão hóa?
Theo sử sách, Nữ hoàng Ai Cập Cleopatra đã dùng sữa lừa tắm để giữ gìn vẻ tươi trẻ cho làn da.

Hiện tại, ngày càng nhiều người tránh dùng các sản phẩm sữa bò vì dị ứng bơ sữa và hướng lựa chọn các sản phẩm thay thế. Sữa lừa vì lẽ đó đang có xu hướng được "chuộng" trở lại, đặc biệt khi Giáo hoàng Francis mới đây vừa lên tiếng tiết lộ, khi còn bé ông đã được nuôi thay thế sữa mẹ bằng sữa lừa.

Liệu sữa lừa có thể lặp lại thành công của sữa dê và sữa cừu và gần đây hơn là sữa lạc đà trên thị trường tiêu dùng? Các chuyên gia cho biết, với đặc tính giàu đường lactose và chứa hàm lượng chất béo thấp, sữa lừa là loại sữa động vật gần giống sữa người nhất. Các đặc điểm dinh dưỡng có thể khiến nó thích hợp hơn đối với 2- 6% dân số bị dị ứng sữa bò trên thế giới, theo một nghiên cứu của Liên hợp quốc.

Sữa lừa còn giàu vitamin cũng như chứa lượng lớn các protein kháng khuẩn và chất chống dị ứng, được cho là có tác dụng xoa dịu các chứng bệnh về da, chẳng hạn như bệnh vẩy nến, eczema, và các bệnh hô hấp như hen, viêm phế quản.

Pieris Georgiadis, chủ một trang trại sản xuất sữa lừa lớn nhất Cyprus, thậm chí đã yêu cầu Đại học Công nghệ Cyprus ở Limassol giám sát công việc của mình. Tiến sĩ Photis Papademas, chuyên gia về các vấn đề bơ sữa, đã tiến hành phỏng vấn những người đã uống sữa lừa thường xuyên trong thời gian 2 - 3 tháng.

Kết quả cho thấy, những người sử dụng đã thu được một số kết quả rất đáng chú ý, đặc biệt là trẻ em bị hen hoặc ho và một số người bị bệnh da liễu như eczema hoặc vẩy nến. Tiến sĩ Papademas tuyên bố, ông và các đồng nghiệp dự kiến sẽ xúc tiến một nghiên cứu lâm sàng trên những người trưởng thành để xem sữa lừa có thực sự hữu dụng như quan niệm lâu nay hay không.

Sữa lừa là thần dược chống lão hóa?

Căn cứ khoa học cho các nhận định có lợi đối với sữa lừa là: giống như con người, lừa chỉ có một dạ dày. Tuy nhiên, hiện chúng ta chủ yếu đang uống sữa của các động vật có nhiều dạ dày như bò và dê, vốn đòi hỏi rất nhiều vi khuẩn để tiêu hóa thức ăn của chúng thông qua một quá trình lên men phức tạp.

Sữa lừa không chỉ rất gần gũi với sữa người về thành phần, mà còn chứa các chất kháng khuẩn và một trong những chất này dường như mạnh hơn 200 lần so với trong sữa bò, theo tiến sĩ Papademas. Đặc tính này, về lý thuyết, khiến sữa lừa tươi dường như "sạch" hơn sữa bò.

Tuy nhiên, vấn đề hiện nay là, giá sữa lừa ở Cyprus không hề rẻ, lên tới 24 Euro/lít. Giá trung bình của loại sữa này ở các nước khác thậm chí còn gấp đôi mức đó. Ở châu Âu, sữa lừa phục vụ tiêu dùng đang được sản xuất ở Pháp, Bỉ, Italia, Tây Ban Nha, Hà Lan, Serbia và Bosnia. Một số nước Mỹ Latinh cũng tham gia vào hoạt động này. Ngoài ra, lừa cái sẽ không tiết ra sữa nếu không bị kích thích bởi sự hiện diện của lừa con và việc vắt sữa lừa phải được tiến hành bằng tay.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Những người không nên ăn bánh chưng trong những ngày Tết

Bánh chưng là thực phẩm không thể thiếu trong những ngày Tết cổ truyền tại Việt Nam. Đây là loại thức ăn có nhiều chất dinh dưỡng nhưng không phải ai cũng nên ăn món này.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Ăn bánh chưng bị mốc dễ nhiễm độc tố gây ung thư

Nhiều người có thói quen gọt bỏ phần ngoài mốc trước khi chiên ăn mà không biết rằng thực phẩm mốc sinh ra độc tố aflatoxin có thể gây ung thư.

Đăng ngày: 28/01/2019
Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Cách bảo quản bánh chưng ngày Tết thơm ngon

Bánh chưng là món ăn ngon truyền thống, tương đối cân bằng các nhóm thực phẩm (glucid, protein, lipid) và giàu dinh dưỡng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Nghe nhạc trong lúc làm việc giúp khai thông tâm trí, mở mang sáng tạo?

Theo Futurism, nhiều người thường cảm nhận âm nhạc giống như một chất xúc tác tuyệt vời cho tâm trạng khi làm việc.

Đăng ngày: 24/10/2018
Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Lợi ích của nước ép thơm, dứa, khóm

Dứa, thơm, khóm có đặc tính kháng viêm, chữa lành vết bầm tím và làm giảm đau viêm khớp. Nó cũng hỗ trợ rất tốt cho việc tiêu hóa.

Đăng ngày: 18/10/2018
Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Cảnh giác với vật dụng làm từ nhựa đen: Chúng có thể là rác điện tử tái chế chứa kim loại nặng

Liệu các chất độc hại trong rác thải điện tử có len lỏi vào thực phẩm, hay được hấp thụ qua da để vào cơ thể con người hay không?

Đăng ngày: 22/07/2018
Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Chữa lành tổn thương tim ở trẻ sơ sinh nhờ cấy ghép ty lạp thể

Công nghệ mới do các bác sĩ tại Bệnh viện nhi Boston phát triển, hứa hẹn sẽ đem đến cơ hội sống bình thường, khỏe mạnh cho rất nhiều trẻ sơ sinh bị tổn thương tim.

Đăng ngày: 22/07/2018
Tiêu điểm
Khoa Học News