Sức chịu đựng của con người trước gió mạnh hơn 700km/h
Các nhà nghiên cứu Mỹ sử dụng đường hầm cho sức gió lên đến 735 km/h để tìm hiểu sức chịu đựng của các mô và cơ bắp trên cơ thể người.
Theo CNET, đường hầm gió cao 2,4 mét trang bị quạt 36 cánh nằm trong Trung tâm Nghiên cứu Langley của NASA ở Virginia, Mỹ. Trong đoạn phim tư liệu ghi lại thí nghiệm tại đây năm 1946, đối tượng nghiên cứu ngồi trên một chiếc ghế và mỉm cười trước khi bắt đầu.
Con người có thể chịu được sức gió lên đến 735km/h mà không gặp chấn thương nặng nào.
Các nhà khoa học cho tình nguyện viên làm quen với sức gió 58km/h trong 5 phút. Sau đó, sức gió tăng dần theo thời gian. Quần áo trên người đối tượng nghiên cứu bắt đầu bay phần phật và má anh ta rung lên khi sức gió đạt 265km/h. Nhưng tốc độ này vẫn nằm dưới sức gió 280km/h của cơn bão Katrina, một trong những cơn bão nặng nề nhất từng quét qua nước Mỹ.
Nghiên cứu phát hiện con người thực sự có thể chịu được sức gió 735km/h mà không gặp chấn thương nặng ngoại trừ việc đau mặt. Trong một nghiên cứu khác diễn ra vào năm 1954, John Stapp, một sĩ quan không quân Mỹ, không chịu thương tích nào sau khi lái trực thăng trong gió mạnh 917km/h.
Đường hầm gió là nơi tiến hành nghiên cứu khí động học để tìm hiểu tác động của không khí đến những vật thể cứng hoặc con người. Theo NASA, đường hầm gió ở Trung tâm Nghiên cứu Langley đi vào hoạt động sau ba năm xây dựng với chi phí 266.000USD.

Vì sao nước nóng đông nhanh hơn nước lạnh?
Theo tạp chí Nhà khoa học mới của Anh, đôi lúc, tốc độ đóng băng của nước nóng nhanh hơn nhiều so với nước lạnh. Hiện tượng kỳ quái này đã làm đau đầu giới khoa học.

Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian?
Vì sao khi làm chứng minh thư cần lấy dấu vân tay? Dấu vân tay có thay đổi theo thời gian không? Dấu vân tay và đường chỉ tay có quyết định số phận của từng con người hay không?

Có tới 12 loại cầu vồng và không phải lúc nào cũng có đủ 7 màu cơ bản
Hồi nhỏ đi học chúng ta đã được dạy là cầu vồng hình thành khi các hạt nước trong không khí hoạt động như một cái lăng kính nhỏ, uốn, chia tách ánh sáng từ Mặt Trời và khi có đủ nước, đủ ánh nắng thì chúng ta có một quan cảnh rực rỡ với 7 màu sắc đẹp mắt.

Lịch sử phát triển xe đạp
Xe đạp là một phương tiện giao thông có lịch sử phát triển lâu đời và trước tình hình chi phí nhiên liệu leo thang, người ta lại tìm về với xe đạp như một giải pháp vừa tiết kiệm.

Bí quyết sút phạt đền hoàn hảo
Phương án tối ưu cho cầu thủ sút phạt đền là nhắm lấy một điểm rồi đá vào, đồng thời coi như thủ môn không tồn tại.

Ngồi đâu trên máy bay an toàn nhất?
Nếu di chuyển bằng máy bay, bạn có biết ghế ngồi nào là an toàn nhất? Các chuyên gia chỉ ra rằng có một số chỗ trên máy bay có tỷ lệ sống sót cao nhất.
