Sức mạnh của đội đặc nhiệm nữ duy nhất thế giới

Trong Hunter Troop, chương trình huấn luyện đặc nhiệm nữ đầu tiên trên thế giới của Na Uy, các nữ binh sĩ đều phải mang trên mình những thiết bị nặng hàng chục kg, hành quân nhiều cây số, bắt động vật làm thức ăn trong suốt khóa huấn luyện sinh tồn và luyện tập nhảy khỏi máy bay để thoát khỏi quân thù.

Lực lượng Hunter Troop, hay còn được gọi là Jegertroppen ở Na Uy, được thành lập vào năm 2014. Theo các chỉ huy quân sự tại đây, cuộc chiến ở Afghanistan đã chứng minh sự cần thiết của những chiến binh nữ được huấn luyện bài bản để thu thập thông tin tình báo và tiếp cận với phụ nữ và trẻ em trong các cộng đồng bảo thủ.

Dù ban đầu chỉ được xem là chương trình thử nghiệm nhưng đến nay, Hunter Troop đã trở thành một thành công lớn. Trong năm đầu tiên, có tới hơn 300 phụ nữ đăng ký gia nhập và mỗi năm có khoảng một chục người trải qua chương trình huấn luyện khắc nghiệt thường niên. Những người này chính là các nữ binh sĩ tinh nhuệ có thể hoạt động cả ở trong nước lẫn nước ngoài.

Sức mạnh của đội đặc nhiệm nữ duy nhất thế giới
Lực lượng Hunter Troop, hay còn được gọi là Jegertroppen ở Na Uy, được thành lập vào năm 2014. (Ảnh: Mohamed Madi).

Gia nhập Hunter Troop và trải qua các chương trình huấn luyện gian khổ nhưng Jannike, cô gái 19 tuổi đến từ phía Bắc Na Uy, chỉ khiêm tốn cho rằng mình "khá mạnh mẽ". "Tôi muốn làm điều gì đó lớn lao hơn, những thử thách gian khổ nhất mà quân đội mang lại. Tôi muốn biết giới hạn của bản thân" - Jannike khẳng định.

Sau 6 tháng, mặc dù có "những lúc vô cùng thất vọng" nhưng cô gái 19 tuổi vẫn quyết tâm hoàn thành khóa huấn luyện. Những thử thách trong khóa bao gồm kỹ thuật cận chiến và lái xe tấn công.

Jannike tiết lộ phần huấn luyện khó nhất cho đến nay chính là "tuần lễ địa ngục". Đây là một cuộc kiểm tra tâm lý và sức mạnh thể chất, bao gồm hoạt động hành quân cường độ cao suốt nhiều ngày mà lại có rất ít thức ăn và nước uống. "Họ muốn kiểm tra xem bạn có thể xử lý áp lực khi kiệt quệ hay không" - cô gái 19 tuổi nói.

Sức mạnh của đội đặc nhiệm nữ duy nhất thế giới
Tuần tra mùa đông, một bài quan trọng của khóa học. (Ảnh: Norwegian Special Forces).

Hiện nay, những phụ nữ trẻ này đang luyện tập cách vừa chiến đấu vừa tìm cách thoát khỏi một cuộc phục kích trong thành phố. Họ sẽ hành động theo nhóm 2 người, 1 người ẩn nấp đằng sau những chiếc xe tăng cháy rụi rồi bắn yểm trợ bằng súng tiểu liên và ném bom khói để nhóm có thể trốn thoát an toàn.

"Để chuẩn bị cho họ, chúng tôi cố gắng huấn luyện một cách tốt nhất và thực tế nhất có thể. Họ bị buộc phải trải qua các bài tập nhiều lần để quen với chúng" - Đại úy Ole Vidar Krogsaeter, người giám sát khóa huấn luyện, nói.

Tuy vậy, mỗi khi đến giờ giải lao, những binh sĩ nữ trong độ tuổi 19-27 đều thay đổi hoàn toàn. Họ hồn nhiên ca hát, đùa giỡn với nhau rồi nhóm lửa và mở tiệc nướng.

Sức mạnh của đội đặc nhiệm nữ duy nhất thế giới
Mỗi khi đến giờ giải lao, những binh sĩ nữ trong độ tuổi 19-27 đều thay đổi hoàn toàn. (Ảnh: Mohamed Madi).

Trong giai đoạn giữa những năm 1980, Na Uy trở thành một trong những nước đầu tiên trong NATO cho phép phụ nữ hoạt động trong tất cả các vị trí chiến đấu mặc dù số người thực sự đảm nhiệm việc này vẫn còn thấp. Khi đó, dù phụ nữ được phép đăng kí gia nhập lực lượng đặc nhiệm nhưng lại không có ai tham gia.

Trong khi đó, Mỹ và Anh chỉ mới bắt đầu gỡ bỏ giới hạn cho phụ nữ đăng ký vào các đơn vị chiến đấu thời gian gần đây. Tuy vậy, các binh sĩ đặc nhiệm tại Mỹ lại tỏ ra đặc biệt chống đối với những thay đổi này.

Một khảo sát do Viện Rand thực hiện năm 2014 cho thấy 85% cánh đàn ông thuộc Bộ Chỉ huy Hoạt động Đặc biệt Mỹ phản đối việc phụ nữ đảm nhận các công việc chuyên môn của họ. Ngoài ra, số người không đồng ý cho phụ nữ gia nhập đơn vị cũng rất cao, chiếm tới 71%.

Sức mạnh của đội đặc nhiệm nữ duy nhất thế giới
Danh tính các thành viên trong đội đều được giữ kín. (Ảnh: Mohamed Madi).

Nguyên nhân chính là do họ cho rằng các nếu có phụ nữ gia nhập, độ khắt khe của những tiêu chuẩn sẽ giảm đi và làm ảnh hưởng đến sự gắn kết trong đội. Thêm vào đó, các đấng mày râu còn than phiền về những ảnh hưởng đáng lo ngại của hội chứng tiền kinh nguyệt (PMS), phải đối mặt với sự phàn nàn, nghi kỵ của vợ hay những phiền phức của việc chia khu nhà ở.

Tuy nhiên, ông Magnus, một binh sĩ trong lực lượng đặc nhiệm Na Uy, người chịu trách nhiệm huấn luyện đội đặc nhiệm nữ Jegertroppen, thì tỏ ra mất kiên nhẫn với những vấn đề mà "đàn ông tạo ra". Ông Magnus cho biết tại Na Uy, phần lớn các binh sĩ nam và nữ đều ở chung phòng và PMS "không phải là một vấn đề" trong quá trình huấn luyện.

Dù vậy, ông cũng thừa nhận rằng có một số lo ngại đáng lưu tâm, đặc biệt là khả năng cáng đồng đội nam đến nơi an toàn một cách nhanh chóng của các binh sĩ nữ. "Tôi cho rằng bạn không nên nghĩ là các cô gái sẽ hành động y hệt như các chàng trai. Mặc dù họ sẽ không thắng trong một cuộc chiến tay đôi nhưng phần lớn thời gian chúng tôi lại dùng súng. Có nhiều lúc họ bắn tốt hơn cả đàn ông" - ông Magnus nói.

Sức mạnh của đội đặc nhiệm nữ duy nhất thế giới
Những cô gái được huấn luyện nhảy dù giống như đàn ông. (Ảnh: Norwegian Special Forces).

Mặc dù sự bình đẳng giới luôn được giữ vững trong quân đội cũng như xã hội Na Uy, chỉ có 11% số thành viên quân đội là phụ nữ. Con số này phản ánh sự chững lại trong việc tuyển dụng và giữ lại các cô gái.

Phần lớn các thành viên của Jegertroppen đều là những vận động viên ưu tú của các trường trung học. Ngoài sức khỏe thể chất, họ còn sở hữu nhiều điểm mạnh khác. Cô Venderla, 22 tuổi, người vượt qua khóa huấn luyện năm 2016, nhận định: "Phụ nữ có suy nghĩ sáng tạo. Đàn ông chỉ làm những thứ họ phải làm. Có thể chúng tôi tốt hơn trong việc nhìn ra giải pháp khác hay hơn".

Venderla nói cô chưa từng bị phân biệt giới tính trong lực lượng đặc nhiệm nhưng lại gặp tình huống trên trong một tiểu đoàn khác. Khi đó, một số binh sĩ cho rằng vì là phụ nữ nên Venderla yếu hơn hơn và ít năng lực hơn, một người thậm chí còn đưa ra những bình luận khiếm nhã về cô gái trẻ. Sau khi Venderla báo cáo sự việc, tình trạng trên liền chấm dứt. "Tôi nghĩ có thể anh ta cảm thấy thiếu an toàn một chút. Tôi biết rằng mình đủ khả năng vì đã vượt qua kỳ kiểm tra nên đó là vấn đề của riêng anh ta" - Venderla tự tin nói.

Sức mạnh của đội đặc nhiệm nữ duy nhất thế giới
Tình cảm giữa các thành viên trong đội khắng khít như chị em. (Ảnh: Mohamed Madi).

Hiện nay, lực lượng đặc nhiệm Na Uy đang được triển khai ở Jordan để giúp đỡ huấn luyện phe nổi dậy Syria chống lại tổ chức Nhà nước Hồi giáo (IS) tự xưng. Đến nay, chưa có nữ binh sĩ nào thuộc đội Jegertroppen được triển khai vào chiến dịch đặc biệt nhưng các chỉ huy cho rằng điều quan trọng là họ đã được huấn luyện và sẵn sàng khi cần thiết.

Với giọng nói điềm tĩnh nhưng tràn đầy niềm tin, cô gái Jannike cho biết ở đất nước yên bình như Na Uy, rất khó để cô giữ được suy nghĩ rằng họ đang thật sự "học để giết chóc". "Nhưng tôi sẽ cố gắng vì đó là những gì chúng tôi đang thật sự được huấn luyện" - Jannike khẳng định.

Loading...
TIN CŨ HƠN
Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Tìm hiểu về lễ hội Halloween

Ngày lễ Halloweem xuất phát từ một nghi lễ ở các nước phương Tây, vào ngày 31/10 hàng năm, ngay đêm trước lễ các thánh Nam Nữ.

Đăng ngày: 29/10/2019
Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Lễ hội ma Halloween và những điều bạn chưa biết

Halloween là lễ hội thường niên diễn ra vào cuối tháng 10 đầu tháng 11, nhưng đó là lễ hội để tưởng niệm cái gì? Tại sao người ta phải hoá trang và ăn mặc gớm ghiếc đến thế?

Đăng ngày: 29/10/2019
Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Sự thật thú vị về thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp

Thần Zeus trong thần thoại Hy Lạp là một vị thần quyền lực, có hàng chục người con với 12 vị thần...

Đăng ngày: 18/09/2019
Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Vì sao cúng ông Công ông Táo lại chỉ thả cá chép?

Trong các lễ vật cúng ông Công ông Táo vào ngày 23 tháng Chạp hàng năm, không thể thiếu cá chép. Vậy tại sao lại chỉ thả cá chép mà không phải con vật nào khác?

Đăng ngày: 28/01/2019
Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Cúng ông Công ông Táo trong bếp hay trên bàn thờ?

Khi cúng ông Táo, nếu gia đình không có ban thờ Táo quân riêng thì phải thắp hương ở ban thờ thần linh hoặc gia tiên chứ không nên cúng lễ ở bếp.

Đăng ngày: 28/01/2019
Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Ý nghĩa của bánh chưng ngày Tết không phải ai cũng biết

Dân tộc nào cũng có món ăn truyền thống. Bánh chưng, bánh dầy là loại bánh quen thuộc của người Việt nhưng không phải ai cũng biết ý nghĩa của bánh chưng.

Đăng ngày: 28/01/2019
Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Lý giải vui: Vì sao bánh chưng lại ăn với dưa hành?

Bạn có biết, chính sự kết hợp tinh tế, hài hòa giữa hương vị chua thanh - béo ngậy đã giúp món bánh chưng trở nên thêm phần hấp dẫn.

Đăng ngày: 28/01/2019
Tiêu điểm
Khoa Học News