Sửng sốt trước cảnh ba con rắn hổ mang cùng xuất hiện trên thân cây
Anh Nilesh Wankhede đã ghi lại đoạn clip này tại khu bảo tồn thiên nhiên Melghat nằm ở bang Maharashtra, Ấn Độ.
Sửng sốt trước cảnh ba con rắn hổ mang cùng xuất hiện trên thân cây (Ảnh: Daily Mail).
Hoạt động giải cứu 3 con rắn hổ mang vừa diễn ra vào thứ 4 tuần này. Ngay sau khi được thả ra, 3 con rắn hổ mang cùng cuốn mình quanh một thân cây và tạo nên một cảnh tượng kỳ quái. Anh Nilesh Wankhede đã quyết định ghi lại những hình ảnh này.
Anh Nilesh Wankhede chia sẻ về công việc của mình: "Tôi chuyên tìm bắt những con rắn xuất hiện tại các ngôi làng ở gần khu bảo tồn rồi thả chúng vào trong khu bảo tồn. Tôi đã giải cứu hàng trăm con rắn trong 20 năm qua, nhưng chưa bao giờ tôi thấy một cảnh tượng kỳ quái như thế này, bản thân tôi cũng rất sửng sốt trước những gì được thấy".
Bên cạnh anh Nilesh Wankhede khi đi thả rắn còn có hai người cộng sự khác: "Thật lạ lùng vì những con rắn không trườn trên cỏ hay nhanh chóng đi tìm nơi ẩn náu, mà lại tìm cách leo lên thân cây, chúng cuốn mình quanh thân cây suốt 15 phút.
Tôi đã tìm được chúng trong một ngôi làng sau khi người dân trong làng phát hiện ra có những con rắn hổ mang xuất hiện trong làng. Một con tôi tìm thấy trong ngôi nhà, một con khác ở trong chuồng bò, con còn lại ở trong một túp lều. Bắt được chúng xong, tôi cùng với những người cộng sự đem thả chúng vào rừng, ngay khi thả ra, chúng tôi được chứng kiến cảnh tượng lạ lùng này".
Khi anh Nilesh Wankhede chia sẻ hình ảnh 3 con rắn hổ mang cuốn mình trên thân cây lên mạng xã hội, những hình ảnh này đã thu hút sự quan tâm lớn.
Rắn hổ mang có thể dài tới hơn 5 mét, nọc độc tiết ra từ vết cắn của nó có thể đủ sức giết chết một con voi trưởng thành.
Anh Nilesh Wankhede cho biết anh cảm thấy rất kỳ diệu khi được chứng kiến khoảnh khắc lạ lùng này, đây có thể xem là hình ảnh lạ lùng nhất mà anh từng thấy trong công việc của mình từ trước tới nay.
Anh Nilesh Wankhede (ảnh) bên trong khu bảo tồn thiên nhiên Melghat nằm ở bang Maharashtra, Ấn Độ (Ảnh: Daily Mail).
![Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD](https://files.khoahoc.news/photos/0/37914/SpoonbilledSandpiper.jpg)
Chim Dẽ mỏ thìa ở Việt Nam được bảo tồn 3,3 triệu USD
Liên minh Bảo tồn Thiên nhiên Quốc tế (IUCN) cho biết: sắp tới, nhiều loài động vật, trong đó có chim Dẽ mỏ thìa được đưa vào danh sách các dự án bảo tồn với tổng trị giá viện trợ 3,3 triệu USD (2,4 triệu Euro).
![11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh](https://files.khoahoc.news/photos/0/33736/cho-suc-Bedlington-200.jpg)
11 loài chó kỳ lạ nhất hành tinh
Chó luôn được coi là người bạn thân thiết của con người vì vậy có thể bạn cho rằng bạn đã biết hết về loài chó. Tuy nhiên, sự thực không hẳn như vậy.
![Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An](https://files.khoahoc.news/photos/0/15638/Ca-hoang-de1.jpg)
Cá Hoàng đế - thảm họa môi trường mới ở hồ Trị An
Do nhu cầu kinh tế, một số người dân sống trong vùng lòng hồ Trị An (huyện Vĩnh Cửu, tỉnh Đồng Nai) đã xây dựng ao thả một số loài cá bản địa và những thảm họa về môi trường bắt đầu xảy ra. Hiện thảm hoạ đáng kể nhất là từ loài cá Hoàng đế (ngư dân lò
![Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết](https://files.khoahoc.news/photos/0/33248/con-luoi-200.jpg)
Thế giới động vật - Những điều thú vị bạn chưa biết
Thế giới động vật muôn màu với bao điều lý thú. Không ai có thể tự cho mình là hiểu khá rõ về mọi loài tồn tại trên hành tinh của chúng ta.
![Những loài cá khổng lồ của sông Mekong](https://files.khoahoc.news/photos/0/32576/ca-vo-co-200.jpg)
Những loài cá khổng lồ của sông Mekong
Khối lượng cực đại của cá tra dầu sông Mekong đạt 300kg, còn chiều dài tối đa của cá đuối nước ngọt lên tới 5m. Sông Mekong, với hàng trăm loài cá và nguồn phù sa dồi dào, là mạch sống của hàng chục triệu người.
![Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng](https://files.khoahoc.news/photos/0/24181/11.jpg)
Giới tính của thằn lằn phụ thuộc vào kích cỡ trứng
Trên tờ Current Biology ra ngày 4/6, một báo cáo cho biết vấn đề giới tính của thằn lằn con hoá ra phức tạp hơn nhiều so với những suy đoán trước đây của giới khoa học. Chí ít là đối với một loài thằn lằn, kích cỡ của trứng đóng vai trò quyết định trong chuyện này.
![Tại sao một số loài ăn thịt con mình?](https://files.khoahoc.news/photos/0/18239/Chim_se.jpg)