Tác động liên tục vào đầu khiến hộp sọ dày hơn
Những cú đánh mạnh vào đầu được biết đến là có thể mang lại nguy cơ đối với sức khỏe thần kinh của con người.
Tuy nhiên, một nghiên cứu mới đã làm sáng tỏ những chi tiết quan trọng xung quanh nguy cơ của hành động này đối với hộp sọ.
Sau 10 tuần, hộp sọ chuột tăng thể tích và độ dày.
Các thí nghiệm được thực hiện trên chuột cho thấy, những cú đánh vào đầu thường xuyên sẽ dẫn đến sự gia tăng “mạnh mẽ” về độ dày và thể tích hộp sọ. Các nhà khoa học đang tìm cách khám phá ý nghĩa của tình trạng này đối với khả năng bảo vệ não khỏi chấn thương.
Nghiên cứu được dẫn đầu bởi các nhà khoa học tại Trường Đại học Monash (Australia). Các nhà nghiên cứu đã đưa ra giả thuyết rằng, ngoài việc ảnh hưởng đến não, chấn động cũng sẽ gây ra những thay đổi đối với hộp sọ.
Quan điểm này được dự đoán dựa trên kiến thức cho rằng, xương là một mô sống và có thể được tạo hình bằng các lực cơ học, đặc biệt nếu chúng được áp dụng lặp đi lặp lại. Nghiên cứu đã được công bố trên tạp chí Scientific Reports.
Để khám phá ý tưởng này, nhóm nghiên cứu đã mô phỏng các chấn thương sọ não nhẹ trên chuột, bằng cách sử dụng một thiết bị giảm trọng lượng. Sau đó, họ thu thập dữ liệu về xương sọ để phân tích sau hai tuần và một lần nữa sau đợt tác động cuối cùng vào 10 tuần. Nhóm nghiên cứu sẽ chụp ảnh xương sọ chuột bằng cách sử dụng quét CT.
Họ phát hiện, sau hai tuần, độ dày của xương tăng ở mức độ vừa phải. Tuy nhiên, sau 10 tuần, các nhà khoa học nhận thấy “sự gia tăng mạnh mẽ về thể tích và độ dày” của xương sọ gần vị trí chấn thương. Điều này được kết hợp với sự giảm thể tích của các khoang tủy trong một vùng của hộp sọ được gọi là tủy xương sọ.
Phó Giáo sư Bridgette Semple - tác giả nghiên cứu cho biết, nhóm không chắc liệu những tác động này có phải là một điều tốt hay không. Tuy nhiên, các nhà khoa học lưu ý rằng, về lý thuyết, một hộp sọ dày sẽ khỏe hơn. Vì vậy, có thể phần xương bị biến đổi có tác dụng bảo vệ não khỏi các tác động khác.
Để khám phá ý tưởng này, nhóm nghiên cứu đang lên kế hoạch tìm hiểu sâu hơn. Qua đó, điều tra xem liệu hộp sọ dày lên có thể thay đổi lực tác động lên mô não trong những chấn thương như vậy hay không.
“Đây là một câu hỏi hóc búa. Như chúng ta đã biết, chấn động lặp đi lặp lại có thể gây ra những hậu quả tiêu cực cho cấu trúc và chức năng của não. Bất kể thế nào, chấn động không bao giờ là một điều tốt”, Phó Giáo sư Semple cho biết.

17 nguyên nhân gây nghẹn ở cổ họng và ợ hơi
Đôi khi bạn cảm giác bị nghẹn ở cổ họng và ợ hơi nhưng không biết nguyên nhân do đâu? Cùng điểm qua 17 nguyên nhân thường gặp nhất gây ra tình trạng này.

Tổng quan về bệnh dại với các con số thực tế ở Việt Nam
Chúng ta hãy cùng thử xem bệnh dại là gì và tác hại của nó ra sao, cùng với đó là khuyến cáo chính thức từ Cục Y tế dự phòng, Bộ Y Tế về các biện pháp phòng ngừa bệnh dại.

Bạn biết về về hội chứng trầm cảm cười?
"Trầm cảm cười" là hội chứng trầm cảm có những biểu hiện khá dễ dàng để nhận biết và thường gặp phải ở nhiều người trẻ.

Tìm hiểu về bệnh rối loạn phân ly tập thể
Rối loạn phân ly là một nhóm các rối loạn thường gặp. Tỷ lệ người mắc các rối loạn này chiếm 0,3-0,5% dân số.

Chướng bụng đầy hơi kéo dài và cách chữa trị
Chướng bụng đầy hơi khó tiêu là hiện tượng không quá nguy hiểm. Tuy nhiên, việc thường xuyên gặp phải triệu chứng này cũng gây ảnh hưởng lớn đến cuộc sống sinh hoạt thường ngày.

Hội chứng tăng động giảm chú ý (ADHD): Nguyên nhân, triệu chứng và cách điều trị
Trẻ em hiếu động và nghịch ngợm là chuyện bình thường, tuy nhiên nếu trẻ có mức độ hoạt động quá mức thì lại là một bệnh và cần được can thiệp sớm.
